Nói về Hà Giang, ai cũng biết đây là vùng đất núi cao hiểm trở với cao nguyên đá và những con đường dốc khó đi. Khám phá Hà Giang luôn là những trải nghiệm đáng nhớ của những người ưa thử thách mạo hiểm. Nhưng bù lại những vất vả và khó khăn ấy, đây lại là mảnh đất có không ít cảnh quan tuyệt sắc đáng để chiêm ngưỡng. Cùng chuyến đi tìm hiểu vùng đất núi cao hùng vĩ này để thấy được những nét hoang sơ và tươi đẹp của thiên nhiên đất nước. Hãy cùng theo sát hành trình đầy thú vị này trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Khám phá cao nguyên đá và cột cờ Lũng Cú
Hà Giang không chỉ có màu xám của đá tai mèo mà còn rực rỡ sắc hoa dại. Màu váy truyền thống của người H’Mông, màu xanh của núi đồi… Hà Giang là mảnh đất địa đầu Tổ Quốc, nơi không chỉ có những cánh đồng hoa nở đẹp hút hồn. Mà còn có nhiều điểm đến lịch sử níu chân du khách. Một trong số đó phải kể tới Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên nằm ở huyện Vị Xuyên. Nơi từng là “biển lửa” của chiến trang biên giới (1984 – 1989). Nghĩa trang Vị Xuyên hiện có hơn 1.800 mộ trong đó có 1 mộ tập thể, 346 mộ chưa xác định thông tin.
Trên hành trình khám phá cao nguyên đá. Vị Xuyên sẽ là điểm dừng đầu tiên đưa du khách “về nguồn”. Vị Xuyên cách trung tâm Hà Nội khoảng 300 km. Nên đi từ Hà Nội nếu xuất phát vào sáng sớm du khách sẽ tới đây vào đầu chiều. Tại đây du khách được lắng nghe những câu chuyện về một thời hoa lửa khốc liệt. Và dâng nén hương thành kính đến các chiến sĩ đã yên nghỉ.
Qua cổng trời Quản Bạ du khách sẽ tiếp tục đi hơn 110 km để tới Cột cờ Lũng Cú. Cùng lá cờ 54 m2 tượng trưng cho 54 dân tộc anh em Việt Nam. Cột cờ được xây dựng trên đỉnh Lũng Cú (hay còn gọi là núi Rồng) cao 1.470 m thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn. Du khách có thể di chuyển bằng cách leo bộ 400 bậc thang hoặc đi xe điện, xe máy tới sát chân cột cờ.
Qua cung đường Hạnh Phúc để tới Hà Giang
Cung đường dốc Thẩm Mã dài khoảng 5 km kéo dài từ địa phận xã Vần Chải lên xã Lũng Thầu, huyện Đồng Văn ở độ cao khoảng 1.500m với nhiều khúc cua uốn lượn ấn tượng. Tương truyền, xưa kia người dân cho ngựa thồ hàng từ dưới chân dốc lên. Con nào tới đỉnh dốc mà vẫn khỏe sẽ được giữ lại nuôi, nên ngày nay nơi đây có tên Thẩm Mã.
Đỉnh dốc là điểm dừng chân được nhiều du khách ưa thích check-in. Trái ngược với cung đường hiểm trở, cheo leo đầy thách thức người cầm lái. Thì đỉnh dốc là nơi nghỉ ngơi, vui chơi của những cô bé người dân tộc luôn nở nụ cười với khách du lịch. Cách TP Hà Giang khoảng 50 km về phía bắc là cổng trời Quản Bạ và núi đôi Cô Tiên. Hiện nay tại đèo Quản Bạ đã có vườn hoa cho du khách thích chụp ảnh, một trạm dừng nghỉ để ăn uống, mua sắm và cả đài quan sát để ngắm nhìn núi đôi Cô Tiên từ trên cao.
Cung đường TP Hà Giang – cổng trời Quản Bạ không dài nhưng khá hiểm trở vì đều là đường đèo ôm sát núi. Một bên vực thẳm một bên núi đá cao vút. Cổng trời Quản Bạ, trên quốc lộ 4C thuộc huyện Quản Bạ. Được ví như ranh giới giữa trời và đất của tỉnh Hà Giang. Nằm ở độ cao hơn 1.500 m, nơi này là cửa ngõ đầu tiên dẫn lối vào Đồng Văn. Và cũng là điểm bắt đầu con đường Hạnh Phúc.
Đừng quên ghé thăm “Nhà Pao”
Nằm cách chân cột cờ Lũng Cú chỉ 2 km là thôn Lô Lô Chải. Ngôi làng của những người Lô Lô trong trang phục truyền thống rực rỡ sắc màu. Du khách vào làng được trải nghiệm lễ đón khách, nhảy múa, ăn cơm uống rượu mừng, ở homestay. Tìm hiểu các hoạt động trong đời sống của người Lô Lô… Hiện tại thôn đã có 22 hộ làm homestay đón khách du lịch.
Tiếp tục trên con đường Hạnh Phúc du khách sẽ tới thung lũng Sủng Là. Nơi có làng văn hóa Lũng Cẩm và ngôi nhà dân tộc H’Mông truyền thống từng làm bối cảnh phim “Chuyện của Pao”. Mùa này, đi hết con đường hai bên là hai hàng lê đang ra trái non. Du khách sẽ tới cổng “Nhà Pao”. Bộ phim “Chuyện của Pao” đạt giải Cánh Diều Vàng 2005 được chuyển thể từ tác phẩm “Tiếng đàn môi sau bờ rào đá” (Đỗ Bích Thủy). Sau khi bộ phim gây tiếng vang. Ngôi nhà bối cảnh cũng trở thành điểm thu hút khách du lịch bởi vẻ đẹp bình dị. Nhuốm màu thời gian trong từng lớp ngói rêu phong, sân đá, xà cột gỗ cũ kỹ…
Cách “Nhà Pao” chỉ 10 km là Dinh thự họ Vương (hay nhà Vương, dinh thự vua Mèo), thuộc xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn. Dinh có diện tích gần 3.000 m2 xây từ năm 1898 và hoàn thiện năm 1907. Công trình xây dựng tốn 15 vạn đồng bạc trắng Đông Dương (gần 150 tỷ đồng ngày nay). Vẻ đẹp bề thế sau hơn 100 năm của dinh thự cũng chính là minh chứng cho một thời kỳ thịnh vượng của vua Mèo Vương Chính Đức.
Trải nghiệm đi thuyền trên sông Nho Quế
Ghé thăm nơi này du khách có thể mất cả tiếng để khám phá hết các ngóc ngách của dinh thự. Nơi kết hợp kiến trúc của 3 nền văn hóa của người Mông, Trung Hoa và Pháp. Dinh được xếp hàng di tích cấp quốc gia vào năm 1993. Hẻm vực Tu Sản được xem là hẻm vực sâu nhất Đông Nam Á với độ sâu 700 – 900m. Nằm giữa Đồng Văn và Mèo Vạc, nơi này là “đặc sản” mà chỉ Hà Giang mới có. Hùng vĩ với dòng Nho Quế màu ngọc bích uốn lượn bên dưới. Du khách có thể đi bộ từ trên lộ lớn xuống hẻm cách khoảng 2 km hoặc thuê xe ôm dân địa phương chở xuống bến thuyền. Để tham quan, chụp hình, đi thuyền trên lòng hồ thủy điện Nho Quế.
Nho Quế là một trong những con sông đẹp nhất miền hoa đá Hà Giang. Từ trên cao nhìn xuống, dòng sông Nho Quế như sợi chỉ xanh lung linh bắc xuống từ trời. Ẩn hiện giữa núi rừng đại ngàn đông bắc. Nằm dưới chân những ngọn núi tai mèo hiểm trở của Hà Giang. Dòng sông Nho Quế quanh năm êm đềm chảy giữa những vách đá. Tạo thành một đường biên giới màu xanh biếc giữa đèo Mã Pí Lèng và đường Săm Pun.
Hành trình khám phá con đường Hạnh Phúc và bản sắc các dân tộc ở cao nguyên đá kéo dài 5 ngày. Hiện tại tour khởi hành từ TP HCM. Ngoài những điểm dừng trên, hành trình còn đưa khách tới khu nghỉ dưỡng H’Mông Village. Cao điểm 468, đèo Mã Pì Lèng, tượng đài Thanh Niên, bảo tàng Con đường Hạnh Phúc, làng văn hóa Thôn Tha.
Nguồn: vnexpress.net