Trong một gia đình nhiều thế hệ cùng chung sống, sẽ có nhiều sự xung đột về vai trò giữa các thành viên với nhau. Đặc biệt là trong việc nuôi dạy các thế hệ trẻ giữa ông bà và bố mẹ. Nhiều cuộc cãi vã xảy ra giữa hai thế hệ chỉ vì bất đồng trong quan điểm nuôi dạy con cháu. Điều này đã ảnh hưởng rất nhiều đến mối quan hệ trong nội bộ gia đình, làm mất gắn kết giữa các thành viên. Vậy thì cha mẹ nên làm gì khi bất đồng quan điểm nuôi dạy cháu trong khi ông bà quá nuông chiều thế hệ nhỏ tuổi?
Mục lục
Ông bà hay có xu hướng chiều chuộng các cháu hơn bố mẹ
Ông bà thường dành cho cháu sự yêu thương vô bờ bến. Bởi vậy, họ luôn bao bọc, chiều chuộng cháu nhiều nhất có thể. Do đó, không ít trường hợp con cái thường thân thiết và quan tâm ông bà hơn. Nhiều chuyện chúng chỉ muốn tâm sự với ông bà thay vì bố mẹ.
Sự nuông chiều quá mức này khiến bố mẹ đứa trẻ trở nên lo lắng, sợ con mình hư, khó bảo. Vì việc được ông bà bao bọc thái quá khiến đứa trẻ sẽ không nghe lời bố mẹ. Chính vì vậy, nhiều bố mẹ không biết làm cách nào để can thiệp vào vấn đề này.
Dưới đây là cách giải quyết 3 tình huống dễ gặp, giúp ông bà phối hợp với bạn dạy dỗ con một cách tốt nhất. Bạn nên áp dụng trong từng trường hợp để ông bà không còn là nỗi ám ảnh chiều chuộng con quá mức.
Những lúc ông bà mua quá nhiều đồ chơi cho các cháu
Đồ chơi là món quà đứa trẻ nào cũng thích mê. Để cháu được vui, ông bà không tiếc hầu bao, mua cho cháu những món đồ chơi mới vào bất cứ lúc nào mà không phải dịp đặc biệt như: Sinh nhật, Giáng sinh…Khi ông bà mua quá nhiều đồ chơi cho cháu
Ông bà cũng không quan tâm bạn có đồng ý với việc làm này hay không, bởi mối bận tâm của họ là cố gắng thu hút sự chú ý của cháu bằng quà tặng.
Trong khi đó, em bé của bạn đã có quá nhiều đồ chơi. Thậm chí, có món đồ con chỉ chơi 1 vài lần và còn rất mới.
Lâu dài, hành động này làm đứa trẻ không biết quý trọng đồng tiền, quý trọng quà tặng người khác dành cho mình. Chúng nghĩ rằng, chúng có quyền hưởng tất cả mọi điều tốt đẹp, có quyền đòi hỏi mọi thứ. Khi trưởng thành chúng có thể trở thành người có tính cách ích kỷ.
Bạn nhẹ nhàng cảm ơn bố mẹ và lựa lời khuyên bố mẹ dừng việc mua đồ chơi cho cháu, tránh lãng phí. Đồng thời giải thích rằng, em bé vẫn còn nhiều đồ chơi mới chưa mở hộp. Để giải quyết tình trạng này, bạn không nên căng thẳng với ông bà. Bạn hãy nhớ rằng, mọi điều họ làm đều xuất phát từ tình yêu với cháu.
Nếu ông bà đã mua, bạn sẽ cất đi. Khi nào các món đồ chơi cũ hay hỏng hóc, bạn sẽ lấy đồ chơi mới ra.
Khi ông bà hạ thấp tầm quan trọng của bố mẹ chúng so với mình
Trong gia đình, bạn thường mong con sẽ thực hiện những nguyên tắc mình đặt ra. Tuy nhiên, với tư cách là người lớn tuổi nhất trong nhà; ông bà thường hạ thấp vai trò của bố mẹ xuống. Để nâng cao vị thế mình lên trong mắt cháu.
Do đó, ông bà sẽ không bao giờ tuân theo các quy tắc và ranh giới mà bố mẹ đã đặt ra cho con. Vô tình thay đổi những thói quen mà bạn đã rèn luyện cho chúng.
Trong trường hợp này, bạn phân tích cho ông bà hiểu. Việc phá vỡ quy tắc không làm đứa trẻ ngoan hơn mà tính nết chúng sẽ tồi tệ hơn.
Bạn khẳng định quyền nuôi dưỡng, dạy dỗ con ngay từ khi đứa trẻ lọt lòng nhưng bạn cũng hi vọng, ông bà sẽ là người mang đến sự giáo dục tốt nhất cho đứa trẻ.
Nếu ông bà phá vỡ nguyên tắc bạn đặt ra cho con, đứa trẻ sẽ không tôn trọng bố mẹ. Việc bạn muốn con tôn trọng mình cũng giống ông bà ngày xưa, muốn bạn tôn trọng, nghe lời họ.
Khi ông bà cho cháu ăn quá nhiều đồ ngọt
Vậy nhưng, khi bạn bận rộn, cần nhờ đến sự giúp đỡ của ông bà. Ông bà thường mang bánh kẹo ra để dỗ dành cháu. Họ cho rằng, đây là cách thể hiện tình yêu thương với đứa trẻ. Những viên kẹo ngọt luôn là món ăn khoái khẩu của trẻ. Nhưng bạn chỉ cho con ăn mức độ vừa phải, vào dịp đặc biệt. Vì nếu lạm dụng đồ ngọt, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của đứa trẻ như: Sâu răng, béo phì, biếng ăn.
Bạn hãy thẳng thắn nói với ông bà việc đồ ngọt ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe của trẻ. Ông bà có thể cho cháu ăn bánh kẹo nhưng nên hạn chế, chỉ 1 hoặc 2 cái kẹo là đủ.
Nguồn: Vietnamnet.vn