z-lib z-lib singlelogin official z lib domain
Quả mướp
Sức Khỏe Y Học Cổ Truyền

Dùng mướp chữa bệnh trong y học cổ truyền

3 phút, 33 giây để đọc.

Quả mướp là một loại thực phẩm quen thuộc trên bàn ăn của gia đình Việt. Những món ăn có nguyên liệu từ mướp luôn mang vị thanh ngọt tự nhiên mà mọi người khó có thể quên được. Với những dưỡng chất đặc trưng của mình, mướp trở thành một nguyên liệu nấu ăn vô cùng được chào đón trong mỗi bữa cơm. Nhưng những tác dụng chữa bệnh của mướp sau đây sẽ còn làm bạn ngạc nhiên nhiều hơn nữa. Những món ăn bài thuốc làm từ mướp có thể được dùng để chữa bệnh, điều dưỡng thân thể và sức khỏe vô cùng hiệu quả. Cùng chúng tôi tìm hiểu những món ăn bài thuốc từ mướp qua bài viết dưới đây.

Thông tin về cây mướp

Thông tin sơ lược

Mướp là loại dây leo bằng tua cuốn. Thân nhẵn có cạnh và khía dọc. Lá mọc so le, 5 thùy, mép khía răng, gân lá chân vịt, nổi rõ ở mặt dưới. Hoa màu vàng, đơn tính, cùng gốc, mọc ở kẽ lá. Hoa đực tụ họp thành chùm nhiều hoa. Quả hình trụ, dài, thẳng hoặc hơi cong. Khi chín, già, vỏ quả giữa hóa xơ, gọi là xơ mướp (ty qua lạc). Mướp được trồng phổ biến khắp các vùng trong nước ta.

Dùng mướp chữa bệnh

Y dược học hiện đại phát hiện quả, lá, dây của cây mướp đều có thể chữa bệnh. Từ mướp có thể chế biến được nhiều món ăn ngon; đồ uống giải khát và chữa bệnh. Trong quả mướp có chứa nhiều nước, protid, lipid, glucid, xenlulo, canxi, photpho, sắt, beta-caroten, B1, B6, B2, C… Tất cả các bộ phận của mướp đều được sử dụng làm vị thuốc chữa bệnh, rẻ, hiệu quả mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào.

Dùng mướp chữa bệnh

Tác dụng chữa bệnh của mướp

Tác dụng chữa bệnh của mướp không phải ai cũng biết. Mướp có nhiều loài khác nhau. Mướp ta hay mướp thường; mướp hương (luffa cylindrica luffa acutangula roxb), họ bí (cucurbitaceae). Ngoài giá trị lấy quả làm thực phẩm hàng ngày, như dùng ngọn, hoa, quả nấu canh ăn để giải nhiệt mùa hè, giúp lợi tiểu, lợi đại tiện. Quả mướp nấu với móng giò lợn, có tác dụng lợi sữa sau khi sinh lá và xơ có các thành phần saponin tritecpenic, phần genin là a xít oleanolic, hederagenin.

Trị viêm bằng mướp

Ngoài ra, từ xơ còn có flavonoid. Lá mướp và xơ mướp có tác dụng kéo dài thời gian đông máu ở trên động vật thí nghiệm (thỏ), tác dụng này ở lá, mạnh hơn ở xơ. lá mướp có tác dụng hạ huyết áp (thỏ). lá và xơ mướp đều có tác dụng trừ đờm, chống ho rõ rệt trên động vật thí nghiệm (chuột nhắt); ngoài ra còn có tác dụng chống viêm. Theo Y học cổ truyền, mướp được nhân dân ta sử dụng làm thuốc từ lâu đời. Các bộ phận của cây mướp, như lá mướp (ty qua diệp), dây mướp (ty qua đằng), xơ mướp (ty qua lạc), đều là những vị thuốc có thể sử dụng để trị nhiều bệnh khác nhau.

Chữa huyết áp

Một số chứng bệnh thường dùng mướp để chữa

  • Trị viêm họng, ho, nhiều đờm, đờm dính máu: lá mướp; ngày 10 – 15g sắc uống hoặc lấy lá tươi; rửa sạch, thêm chút muối ăn, giã nát, vắt lấy nước uống.
  • Trừ đờm, trị ho, hen, khó thở: quả mướp non mới ra được khoảng 20 ngày, hái về, thái mỏng, sao vàng, ngày 20 – 30g, sắc uống.
  • Trị viêm mũi, chảy nước mũi, nước mũi có mùi hôi tanh, viêm xoang, ho, đau nửa đầu, viêm tuyến vú: rễ mướp, thân cây mướp, hoặc gốc cây mướp, thái nhỏ, sao vàng, sắc uống ngày 15 – 30g.
  • Trị đau tức sườn ngực, đau cơ nhục: xơ mướp cắt nhỏ, sao vàng, tán bột, ngày uống 8-10g.
  • Trị trĩ ra máu, đại tiện ra máu, xuất huyết tử cung: xơ mướp sao đen, tán bột mịn uống ngày 8 – 10g.
  • Thúc sởi, đậu sớm mọc: xơ mướp 20g, kinh giới, bạch chỉ, kim ngân; mỗi thứ 12g, cỏ mần trầu 8g, cam thảo 4g, sắc uống, ngày 1 thang.

Nguồn: thaythuocvietnam.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *