z-lib z-lib singlelogin official z lib domain
Loại bỏ nguy cơ tê bì chân tay bằng chế độ luyện tập và ăn uống
Phương Pháp Phòng Bệnh Sức Khỏe

Loại bỏ nguy cơ tê bì chân tay bằng chế độ luyện tập và ăn uống

8 phút, 21 giây để đọc.

Một trong những bệnh lý khiến cho người bệnh khó chịu là bệnh tê bì chân tay. Bệnh tê bì chân tay dễ gặp ở mọi đối tượng. Đây có thể cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm, nguy cơ tắc nghẽn mạch máu. Hoặc, nó cũng có thể là cảnh báo sinh lý của cơ thể mà bạn cần chú ý. Bạn nên hiểu rõ để phân biệt được nguyên nhân chính gây bệnh tê bì chân tay. Từ đó, có giải pháp cụ thể để cải thiện tình trạng bệnh và đẩy lùi triệu chứng khó chịu. Dưới đây là những mẹo nhỏ giúp bạn thoát khỏi tình trạng tê bì khó chịu.

Bệnh tê bì chân tay và những điều cần biết

Bệnh tê bì chân tay và những điều cần biết

Bệnh tê bì tay chân là hiện tượng vùng tay hoặc chân bị tê râm ran như kiến bò hay nóng rát,… có thể là do sinh lý hoặc do bệnh lý. Tùy vào từng nguyên nhân mà bạn cần áp dụng những biện pháp khác nhau. Chế độ ăn uống và luyện tập khoa học sẽ giúp bạn đẩy lùi những cơn tê chân tay do sinh lý và hỗ trợ làm giảm triệu chứng tê bì chân tay do bệnh lý.

Tình trạng tê bì chân tay thường khởi phát nhẹ nhàng như tê các đầu ngón tay, chân, cảm giác như bị tiêm chích. Các triệu chứng này có thể nặng thêm và kéo dài, đồng thời đau tê bì sẽ lan rộng dọc cánh tay, bàn chân gây ảnh hưởng đến cử động cho người bệnh. Triệu chứng tê bì chân tay có thể xuất hiện ở các ngón chân, bàn chân, tay, cánh tay, bả vai, đùi, mông, vùng thắt lưng… Người bệnh sẽ có cảm giác khó chịu, nhiều khi mất đi cảm giác. Có lúc lại đau đớn tùy vào tình trạng cụ thể của từng người.

Nguyên nhân gây bệnh tê bì chân tay

Bị tê tay tê chân là hiện tượng rất tự nhiên của cơ thể. Nó thường xuất hiện khi các chi không được cung cấp đủ lượng máu. Nguyên nhân chủ yếu là do ít vận động. Giữ nguyên một tư thế quá lâu khiến máu lưu thông kém. Có 2 nhóm nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này là sinh lý và bệnh lý.

Nguyên nhân sinh lý

  • Làm việc quá sức, dẫn đến dây thần kinh bị tổn thương.
  • Ngủ sai tư thế, dùng gối quá cao, đi giày cao gót nhiều.
  • Chấn thương.
  • Căng thẳng kéo dài, mệt mỏi, stress cũng có thể gây tê chân tay.
  • Nguyên nhân bệnh lý
  • Thiếu máu.
  • Thoát vị đĩa đệm.
  • Bệnh thần kinh tọa.
  • Thoái hóa đốt sống.
  • Bệnh tim mạch.
  • Tiểu đường.
  • Viêm khớp.
  • Viêm khớp dạng thấp.

Nguyên nhân bệnh lý

Nguyên nhân gây bệnh tê bì chân tay

Tê bì chân tay có thể là biểu hiện của một vài bệnh lý, thậm chí là những bệnh nguy hiểm.

  • Bệnh thoái hóa đốt sống: Khi bị thoái hóa đốt sống, dây thần kinh, động mạch đốt sống cổ bị chèn ép. Từ đó gây cản trở đến sự lưu thông máu và dẫn đến nhiều triệu chứng trong đó có tê bì chân tay. Tình trạng này nếu không được điều trị sớm sẽ ngày càng nặng và thường xuyên xảy ra. Thậm chí, bệnh có thể gây biến chứng nghiêm trọng như teo chân tay, liệt tay chân.
  • Thoát vị đĩa đệm: Đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí bình thường, tràn ra khỏi bao xơ đĩa đệm gây chèn ép dây thần kinh cột sống dẫn đến tình trạng tê bì tay chân. Và một vài triệu chứng khác, ảnh hưởng trực tiếp đến vận động của người bệnh.
  • Bệnh tim mạch: Tê bì chân tay có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch. Khi tim hoạt động kém sẽ dẫn đến máu không lưu thông tốt và gây tê bì tay chân.
  • Thoái hóa khớp: Khớp tay, khớp háng, khớp đầu gối bị tổn thương, bào mòn có thể dẫn đến tê tay, tê chân và gây hạn chế vận động.
  • Đa xơ cứng: Đây là bệnh rối loạn tự miễn, có tác động trực tiếp đến hệ thần kinh Trung ương và có thể dẫn đến tình trạng tê bì tay chân.
  • Viêm đa khớp dạng thấp: Khớp tay, khớp chân bị viêm nhiễm sẽ gây tê bì tay chân, nhất là khi người bệnh ngồi hoặc đứng quá lâu ở một vị trí.

Làm sao để phòng bệnh tê bị chân tay hiệu quả?

Những bài tập yoga hoặc thiền rất hữu hiệu trong việc đẩy lùi bệnh tê bì chân tay. Ngoài ra, bạn cũng có thể massage thường xuyên và đi bộ nhiều hơn để tránh khỏi những cơn tê bì chân tay.

Dành thời gian tập Yoga

Dành thời gian tập Yoga

Bạn có thể thử những tư thế yoga sau để giúp làm giảm các triệu chứng tê bì.

Tư thế cái cây

Tư thế yoga này rất có ích trong việc tăng sự tập trung và khả năng giữ thăng bằng. Tăng cường sức mạnh của chân và giúp làm giảm tình trạng tê chân tay. Để thực hiện tư thế này, đầu tiên bạn cần đứng thẳng, hai chân khép vào nhau rồi từ từ dồn trọng lượng cơ thể sang chân trái và nhấc chân phải lên một cách chậm rãi. Dùng tay trái giữ bàn chân phải, đưa gót chân lên đùi chân trái. Cố gắng càng đưa lên cao càng tốt. Hãy giữ bàn chân phải ở trên đùi trái. Bằng cách đẩy gót chân phải vào đùi và đẩy chân trái vào gót chân phải.

Hai tay chắp trước ngực, nếu cảm thấy cơ thể đã ổn định, bạn có thể đưa cánh tay lên cao hơn, mắt nhìn thẳng vào một điểm và giữ cơ thể thăng bằng. Chú ý: Khi tập động tác này, hãy giữ cho xương sống thẳng, đè xương cụt xuống và tập trung cố định phần eo. Quan trọng nhất là hít thở sâu, giữ nguyên khoảng 40 giây rồi làm lại từ đầu.

Tư thế em bé

Tư thế em bé dễ hơn tư thế cái cây rất nhiều, bạn có thể tham khảo cách luyện tập sau. Quỳ xuống và gập người về phía trước đồng thời thở ra. Phần đầu và chân phải chạm sàn sao cho phần gáy được thư giãn. Nhẹ nhàng mở rộng phần hông. Tay duỗi về phía trước và lòng bàn tay úp. Vùng vai và bụng thả lỏng. Giữ tư thế này trong khoảng 30 giây. Thư giãn, thở đều, từ từ nâng người lên để kết thúc động tác.

Học cách ngồi thiền mỗi ngày

Thiền cũng là một phương pháp rất tốt để giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh. Bạn có thể tham khảo cách thiền sau: Ngồi ở tư thế lưng thẳng, duỗi thẳng hai chân. Gập đầu gối lại một cách nhẹ nhàng, đặt tay lên đùi trái và đưa gót chân phải lên sát bụng. Tương tự đưa gót chân trái lên sát bụng. Khi bạn đã có thể gập hai chân lại một cách thoải mái, bạn có thể đặt tay trên đùi và thủ ấn. Trong khi thiền, hãy giữ đầu và lưng luôn thẳng, giữ hơi thở nhẹ nhàng, thở sâu. Lặp lại động tác sau vài phút giữ yên tư thế.

Dành thời gian bộ

Dành thời gian bộ

Đối với những đối tượng như dân văn phòng, người lái xe, công nhân,… những người luôn phải ngồi một chỗ cả ngày rất dễ bị tê bì chân tay. Lúc này, chúng ta cần phải dành thời gian để đi bộ. Luyện tập thể dục để cơ thể được vận động linh hoạt tất cả các chi. Đi bộ nhẹ nhàng và buổi sáng sớm là cách luyện tập vừa đơn giản lại đem lại hiệu quả rất cao.

Ngoài ra, các bài tập thể dục nhịp điệu hay khiêu vũ,… cũng rất hữu ích trong việc đẩy lùi bệnh tê bì. Bạn có thể tham gia các lớp thể dục thể thao phù hợp với bản thân. Và luyện tập thường xuyên để giúp cơ thể được vận động và tránh khỏi nguy cơ bị tê bì chân tay.

Massage thường xuyên và ngâm chân

Những người bị tê chân tay rất cần được massage thường xuyên. Việc này sẽ giúp các mạch máu lưu thông tốt hơn giúp giảm thiểu tình trạng tê tay chân. Không chỉ massage chân tay mà bạn có thể xoa bóp, massage cả các bộ phận hay bị tê, đau như vùng cổ, vai, gáy, đùi, cánh tay,… Massage không chỉ giúp đẩy lùi hiện tượng tê bì mà nó còn giúp cơ thể được thư giãn, tâm trạng thoải mái. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể áp dụng cách ngâm chân bằng nước ấm để giúp máu lưu thông tốt hơn. Đặc biệt, vào mùa lạnh, hãy chú ý giữ ấm cho cơ thể để tránh tình trạng tê bì tay chân.

Thay đổi chế độ ăn uống cho người bị bệnh tê bì tay chân

Thay đổi chế độ ăn uống cho người bị bệnh tê bì tay chân

Để có đẩy lùi bệnh tê bì cũng như giữ gìn sức khỏe bạn cần tuân thủ những nguyên tắc dinh dưỡng sau:

  • Ăn nhiều trái cây, rau xanh bổ sung vitamin nhóm B, D, C, K,… và các khoáng chất như canxi, sắt, magie,…
  • Tuân thủ tháp dinh dưỡng kết hợp luyện tập các bài tập phù hợp.
  • Sử dụng dầu thực như dầu hướng dương, dầu lạc, dầu oliu,…
  • Giảm lượng dầu mỡ trong chế độ ăn, tránh thức ăn nhanh, các món chiên xào, thực phẩm chế biến sẵn,…
  • Hạn chế chất kích thích.

Thay đổi lối sống chắc chắn sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể bệnh tê bì tay chân. Dù là do sinh lý hoặc bệnh lý. Một lối sống lành mạnh là liều thuốc tốt nhất cho sức khỏe.

Nguồn: Medlatec.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *