Ở y học cổ truyền từ ngày xưa đã có những bài thuốc được kết hợp với thức ăn để bồi bổ người bệnh dần dần, giúp người bệnh trị dứt điểm những loại bệnh tật đeo thân. Có thể sẽ không có tác dụng ngay được, nhưng lâu ngày dài tháng sẽ thấy được tác dụng của những bài thuốc kê đơn kiểu như thế. Khi bạn bị bệnh vặt cũng có thể áp dụng cách này, có một số loại cháo có thể dùng để trị chứng ho và làm tiêu đờm rất hiệu quả mà các bác sĩ y học cổ truyền đã hướng dẫn và khuyến khích người bệnh dùng để dưỡng thân. Chính vì thế mà những bài cháo thuốc xuất phát từ y học cổ truyền luôn được mọi người để ý và áp dụng vào cuộc sống hằng ngày khi cần đến.
Nếu bạn đang muốn học hỏi thêm những công thức, bài cháo thuốc hay từ y học cổ truyền để trị tiêu đờm và ho, đồng thời cũng dùng điều dưỡng thân thể thì hãy ghi lại ngay những bài cháo thuốc trong bài viết dưới đây của chúng tôi vào sổ tay ghi nhớ nhé.
Mục lục
Thông tin các loại bệnh thường dùng cháo thuốc
Cháo thuốc là thực phẩm hỗ trợ khá hiệu quả chứng khái thấu, đàm ẩm trong y học cổ truyền. Cùng tìm hiểu những bài cháo thuốc thường dùng qua bài viết dưới đây nhé!
Theo y học cổ truyền: Khái là có tiếng mà không có đờm, còn thấu là có đờm mà không có tiếng, nhưng thường đi đôi với nhau nên gọi là chứng khái thấu. Khái là ho không có đờm vì Phế khí tổn thương cho nên tiếng không thanh. Thấu là không có tiếng mà có đờm vì tỳ thấp khuấy động nên sinh ra đờm. Khái thấu là vừa có tiếng vừa có đờm vì phế khí tổn thương lại quấy động đến tỳ thấp”.
Người xưa cho rằng ho là triệu chứng bệnh của Phế nhưng các tạng phủ khác mắc bệnh ảnh hưởng đến phế cũng gây ho. Thiên Khái Luận viết: “Ngũ tạng lục phủ có bệnh đều làm cho ho, không riêng gì bệnh của phế”. Theo các Bác sĩ Trung cấp Dược Hà Nội cho biết một số bài cháo thuốc thường dùng như:
Cháo xa tiền tử
Chuẩn bị: xa tiền tử 15g, gạo lức 50g. Dùng vải bọc xa tiền, gạo lức đãi sạch thêm nước, nấu thành cháo loãng, bỏ bã thuốc. Ngày 2 lần, ăn nóng.
Công dụng: lợi thuỷ tiêu phù thũng, dưỡng gan, sáng mắt, trừ đờm khỏi ho. Dùng cho các chứng viêm phế quản, tiểu tiện khó, thấp nhiệt ẩm, khí hư, tiểu máu, ho nhiều đờm, mắt đỏ sưng đau và người bệnh tăng huyết áp, mỡ máu, viêm niệu đạo, viêm bàng quang, kết mạc cầu phù thũng… Người thận hư, hoạt tính không nên dùng.
Cháo tứ nhân
Chuẩn bị: bạch quả nhân 2g, cam hạnh nhân 2g, hạnh đào nhân 5g, lạc nhân 5g, trứng gà 1 quả. Cả 4 vị cùng nghiền vụn, cho trứng gà nấu vừa một bát, ăn vào buổi sáng hàng ngày, dùng liên tục trong 3-6 tháng.
Công dụng: khỏi ho, bình suyễn. Dùng cho chứng viêm khí quản mạn tính ở người cao tuổi.
Cháo gừng tươi, sơn trà
Chuẩn bị: lá sơn trà 15g, gừng tươi 15g, gạo lức 100g, dầu ăn, muối vừa đủ. Gừng tươi cắt lát, gạo lức đãi sạch, cho cùng lá sơn trà, nước đun sôi, sau nhỏ lửa nấu cháo, khi chín cho dầu ăn, gia vị vừa miệng. Chia ăn trong ngày.
Công dụng: kiện vị, trừ đờm, hết ho, hạ khí. Dùng cho chứng viêm phế quản mạn tính, ho có đờm.
Cháo chim sáo
Chuẩn bị: chim sáo 1 con, gạo lức 100g. Chim sáo bỏ đầu, chân, lông, nội tạng, cắt miếng rồi cho vào nồi cùng gạo lức đãi sạch, nước vừa đủ nấu cháo, sau khi chín cho muối vừa đủ. Ngày 1 bát, chia ăn vài lần. Dùng cho người già bị trĩ máu, ho, viêm phế quản mạn tính.
Cháo phổi lợn, nhân ý dĩ
Chuẩn bị: phổi lợn 500g, gạo lức 100g, nhân ý dĩ 50g. Phổi lợn rửa sạch, nước vừa đủ, rượu vang vừa đủ, nấu chín vớt ra, cắt quân cờ rồi cho vào nồi cùng gạo lức đãi sạch, nhân ý dĩ, hành, gừng tươi, muối vừa đủ, rượu vang vừa đủ, đầu tiên đun to lửa, đun sôi sau nhỏ lửa, gạo chín nhừ là được. Ngày 1 bát, chia vài lần, ăn thường xuyên có chuyển biến rõ.
Công dụng: bổ tỳ phế, khỏi ho. Dùng cho chứng viêm phế quản mạn tính, lao phổi…
Cháo châu ngọc nhị bảo
Chuẩn bị: sơn dược tươi 60g, nhân ý dĩ tươi 60g, mứt hồng 24g. Sơn dược, nhân ý dĩ giã thô, nấu chín nhừ, mứt hồng cắt vụn cho vào là được.
Công dụng: kiện tỳ nhuận táo, khỏi ho, hết đờm. Dùng cho người bị viêm phế quản mạn tính.
Nguồn: yhoccotruyenvn.com