z-lib z-lib singlelogin official z lib domain
Tác dụng của mè đen
Sức Khỏe Y Học Cổ Truyền

Tác dụng của hạt mè đen trong y học cổ truyền

4 phút, 39 giây để đọc.

Hạt mè, hay còn gọi là hạt vừng, là một loại hạt quen thuộc đối với mọi người. Hạt mè xuất hiện nhiều trong cuộc sống từ các món điểm tâm đặc sản đến các món ăn mặn trên bàn cơm. Dầu mè cũng là một loại dầu cực tốt đối với sức khoẻ của con người. Bởi những dưỡng chất dồi dào và cực kì có lợi với cơ thể nên hạt mè trở nên giá trị tiêu dùng trong thực phẩm hơn hẳn. Hạt mè có hai loại, mè đen và mè trắng. Bài viết ngày hôm nay chúng tôi sẽ liệt kê cho quý bà cô biết tác dụng chữa bệnh của riêng mè đen trong y học cổ truyền để bà con cùng tham khảo.

Riêng hạt mè đen bạn thường thấy nhất là ở các loại bánh đa. Vị của hạt mè đen thơm và bùi, kết hợp với các loại bánh thì càng làm tăng thêm sức hấp dẫn của nó lên thêm một bật. Thế nhưng trong y dược thì hạt mè đen có tác dụng như thế nào? Mè đen có thể chữa được bệnh gì và chữa ra sao? Hãy theo dõi bài viết bên dưới đây để biết thêm chi tiết.

Cùng học hỏi tác dụng của mè đen

Thông tin sơ lược

Trong các nghiên cứu của Y học hiện đại, vừng đen có hàm chứa chất albumin, kích thích tố, chất béo, chất diệp toan,… có tác dụng trong việc chống lão hóa, chống xơ cứng động mạch, có thể ức chế các tế bào tự do trong cơ thể, tăng lượng tế bào máu…

Theo thầy thuốc Đông y, tên gọi khác của vừng đen là ô ma tử, chi ma, hồ ma nhân… thuộc loài thực vật họ hồ ma. Vừng đen vị ngọt, tính bình, lợi về kinh gan, thận, đại tràng. Có tác dụng bổ gan, thận, bổ huyết, nhuận tràng nên được dùng trong các trường hợp như đau đầu, hoa mắt, ù tai, da khô, tóc bạc sớm, huyết hư, phế âm hư tổn.

Học cách chữa bệnh từ vừng đen theo y học cổ truyền

Thuốc trong y học cổ truyền

Hạt mè đen hay còn gọi là vừng đen. Loại hạt này có chứa nhiều vitamin, các khoáng chất tự nhiên và các hợp chất hữu cơ bao gồm canxi, sắt, phốt pho, mangan, đồng, kẽm, chất xơ, thiamin, vitamin B6, axit folic, protein, và tryptophan….. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về những bài thuốc giúp trị bệnh hiệu quả nhé!

Để giúp người bệnh tiện theo dõi những bài thuốc hay có công dụng điều trị bệnh khác nhau từ vừng đen, các Y sĩ Y học cổ truyền Hà Nội sẽ chia sẻ những bài thuốc hay được dùng phổ biến như sau:

Bài thuốc Y học cổ truyền chữa táo bón từ mè đen

Táo vón biểu hiện đại tiện không ra, trong bụng tức ách, người bức bối khó chịu, nếu không chữa ngay sẽ trở thành chứng táo bón kinh niên. Cần dùng 1 chén dầu mè, hoặc nhai một nắm hạt mè trắng hay đen đều được vào mỗi buổi sáng, sẽ giúp đi tiêu dễ dàng…

Chữa táo bón

Chữa viêm đại tràng mãn và chữa trúng nắng ngất xỉu

Dùng một thăng (ứng với 1 lít) mè đen rang có mùi thơm; cùng 1 chén mật mía. Mỗi lần uống lấy 1 thìa canh mè và 1/3 thìa canh mật mía trộn với nhau rồi uống. Ngày 2 lần, uống trong 1 tháng sẽ khỏi.

Trời hè nóng nực người yếu khi ra trời nắng dễ bị trúng nắng ngất xỉu. Gặp trường hợp này lấy 1 thăng (1 lít). Sao gần cháy, để nguội tán nhỏ uống mới nước mới múc. Mỗi lần uống 3 đồng cân (12g), rất công hiệu.

Chữa chứng ngộ độc nặng bằng mè đen

Chữa ngộ độc

Bị trúng độc nặng, đại tiện ra máu màu như gan hoặc nôn ra máu; đau bụng như cắt ruột, tức nghẹt, bụng trướng, rất dễ biến chứng do độc chất ngấm vào phủ tạng mà chết (nếu không chữa trị kịp thời). Cần lấy ngay 1 bát dầu mè cho uống, chất độc sẽ nôn thốc ra được thì sẽ khỏi.

Chữa rụng tóc và chữa tai bỗng bị điếc

Mỗi lần chải đầu tóc bị rụng nhiều hoặc sáng dậy thấy tóc rụng vương vải trên gối. Lấy 1 bát ăn cơm mè rang chín, tán nhuyễn thêm đường nấu uống tóc sẽ hết rụng và đen mượt.

Tai bỗng tự nhiên điếc, do thận bị bệnh làm thận khí và tâm khí bất giao (không giao thông với nhau) với nhau như bình thường. Vậy dùng dầu mè mỗi ngày nhỏ vào tai vài lần. Mỗi lần vài giọt cho đến khi nào tai hết điếc thì ngừng.

Chữa rụng tóc

Bài thuốc nam chữa đau răng và chữa bụng đầy trường hoặc âm hộ ngứa sinh lở

Thường do hỏa trong người quá vượng mà phát nhiệt rồi sinh bệnh. Cần dùng 1 bát ăn cơm mè đen và 1 bát nước sắc còn lại 1 bát chia đều ra ngậm và súc miệng trong ngày nhiều lần. Sau khi súc miệng thì nhổ đi không nuốt. Chỉ cần 2 lần sắc thang này là khỏi đau.

Lấy một bát ăn cơm mè đen, nấu thành cháo. Thêm ít vỏ quýt thái nhỏ, múc ra để hơi nguội thì húp.

Lấy một nhúm mè, tự nhai nhuyễn đắp vào nơi ngứa lở vài làn sẽ khỏi.

Nguồn: yhoccotruyenvn.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *