z-lib z-lib singlelogin official z lib domain
Thiết kế lại ngôi nhà nằm dưới chân đê
Đời Sống Không Gian Đẹp

Ngôi nhà lấy cảm hứng từ nhà sàn Đông Bắc

3 phút, 53 giây để đọc.

Như các bạn đã biết, ở Việt Nam chỉ có hai mùa mưa nắng. Mùa mưa thì mưa xối xả mùa hè thì nắng chang chang. Thế nhưng, ngôi nhà có mặt nền nằm dưới mặt đường thì như vậy là quá đủ khó chịu rồi. Mùa hè nhà chẳng khác nào phòng xông hơi vì cảm giác bí bách. Mùa mưa thì ẩm thấp, mưa lớn thì khéo thành hồ bơi chứ chả chơi. Đặc biệt có thêm bước tường thành trước nhà nữa thì không còn gì để nói các bạn à. Vì thế các kiến trúc sư đã thi công lại ngôi nhà để cứu vớt gia đình sống ở đấy.

Mục đích cải tạo lại ngôi nhà nằm dưới chân đê

Ngôi nhà nằm cạnh đê sông Đáy, có diện tích 234 m2, mặt tiền hướng Tây nhìn lên đê. Ngôi nhà được thiết kế lại cho hai gia đình trẻ với ba thế hệ và tám người. Dù khác nhau về độ tuổi, các thành viên gia đình có điểm chung là muốn gìn giữ nét độc đáo của văn hóa truyền thống và yêu thích không gian mở, cây xanh cũng như gió trời. Kiến trúc sư quyết định “bỏ trống” tầng trệt. Di chuyển toàn bộ không gian sinh hoạt lên các tầng cao hơn. Mục đích là để xóa bỏ tình trạng bí bách của những ngôi nhà chân đê.

Cải tạo lại nhà cho không gian thông thoáng

Vì sao lại phải thiết kế lại?

Nhà nằm ngay dưới chân đê nên không gian rất tù túng. Toàn bộ nền nhà lại thấp hơn mặt đường từ 2,5 m đến 4 m. Ngôi nhà trong sẽ rất bất tiện khi sinh hoạt như di chuyển xe ra vào, dẫn nước thoát nước… Bên cạnh đó ngôi nhà cũng sẽ chịu ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết. Để giải phóng không gian cho cuộc sống của các thành viên trong gia đình trở nên thoải mái hơn. Tạo tầm nhìn cả trước lẫn sau cho công trình được thông thoáng.  

Giải pháp được đưa ra đầy độc lạ

Kiến trúc sư đưa ra giải pháp đẩy toàn bộ không gian chức năng chính lên tầng hai và ba. Ba phần tư diện tích tầng trệt dùng làm không gian chung bao gồm gara và sân vườn. Giải pháp này hoàn toàn khác biệt so với những ngôi nhà chân đê quanh đó bởi sự “dũng cảm hy sinh” toàn bộ tầng dưới nhưng ngược lại, mọi sinh hoạt của gia chủ diễn ra ở không gian cao ngang mặt đê, thoáng đãng.

Giải pháp lấy cảm hứng từ nhà sàn Đông Bắc

Tầng hai là không gian chức năng chính

Ở tầng hai, không gian chức năng chính của ngôi nhà bao gồm (phòng khách, phòng ăn và bếp, vệ sinh) tách biệt với phòng ngủ khép kín của ông bà. Tầng hai cũng là nơi tái hiện đặc điểm văn hóa nhà ở đồng bằng Bắc Bộ với hiên nhà, khoảng sân trước, hồ cá và những loài cây gần gũi với làng quê Việt như khế, mít, bưởi.

Lối dẫn chính vào phòng khách là hành lang kết nối với thiên nhiên giúp gia chủ bỏ lại mệt mỏi trước khi bước vào trong. Vị trí phòng khách là trung tâm liên kết các không gian chức năng còn lại. Ngồi đây, gia chủ có thể quan sát được tất cả mọi hoạt động diễn ra trong và ngoài nhà đồng thời phóng ngang tầm mắt ra xa, nhìn dòng người lưu thông và ngắm hoàng hôn trên triền đê.

Tầng ba, bốn là nơi ở và không gian chức năng khác

Tầng ba là nơi ở của gia đình anh cả, liên kết với tầng hai bằng cầu thang thép mặt gỗ. Trên tầng ba, cấu trúc mặt đứng hai lớp ngoài mục đích tăng thẩm mỹ cho ngôi nhà còn giảm bức xạ trực tiếp từ hướng Tây mà vẫn giao thoa được với thiên nhiên bên ngoài. Ở tầng bốn, kiến trúc sư bố trí các phòng chức năng khác như phòng thờ, giặt phơi, kỹ thuật.

Không gian sinh hoạt được đẩy lên tầng cao

Sân thượng là nơi sum họp ngoài trời của gia đình

Sân thượng là nơi cả nhà tụ tập uống trà vào những ngày đẹp trời và làm chỗ trồng cây, rau trái. Để đưa nắng gió vào sâu bên trong, công trình đan xen các khoảng trống giữa những khối đặc và sử dụng vật liệu thông thoáng. Hàng rào gạch đỏ thô mộc ở tầng trệt vừa tránh khói bụi, đảm bảo riêng tư và an ninh vừa giúp thông gió, lấy sáng tự nhiên cho toàn bộ tầng trệt.

Nguồn: vnexpress.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *