z-lib z-lib singlelogin official z lib domain
Cha mẹ không nên kèm con cái học bài
Gia Đình Lối Sống

Vì sao cha mẹ không nên kèm con cái học bài?

4 phút, 28 giây để đọc.

Cha mẹ nào cũng muốn con cái mình thông minh và đạt được thành tích tốt trong học tập. Tuy nhiên, chính sự áp đặt thành tích lên con cái đã vô hình biến gia đình nhỏ của bạn ngập tràn căng thẳng. Khi cha mẹ như một gia sư kèm cặp cho con cái của mình có thể là sự quan tâm. Tuy nhiên, đối với trẻ thì đó là nỗi ám ảnh thực sự. Chỉ cần một lúc cáu gắt của bố mẹ cũng có thể làm tâm lý của con bị xúc tác mạnh mẽ. Do đó, cha mẹ nên tiết chế trong lúc kèm con cái học bài.

Cha mẹ có thể làm con cái mất dần động lực học hành

Cha mẹ có thể làm mất đi động lực học hành của con cái

Theo kết quả của nghiên cứu, cha mẹ càng tham gia nhiều vào quá trình làm bài tập về nhà của con. Thì trẻ càng ít muốn học. Những đứa trẻ có cha mẹ ngồi bên cạnh và chỉ bảo chúng phải làm gì; kiểm soát từng bước giải và thậm chí làm bài tập cho chúng… là nhóm có động lực thấp nhất. Tuy nhiên, nhóm trẻ mà cha mẹ không kè kè bên cạnh sẽ ham thích học hỏi. Tìm tòi những điều mới.

Theo chuyên gia, cha mẹ nên cố gắng giảm thiểu mong muốn kiểm soát. Và chỉ giúp đỡ trong trường hợp con chủ động yêu cầu. Trong trường hợp này, nên giải thích cho trẻ những điều chúng không hiểu. Tuy nhiên không nên làm bài thay chúng.

Nhà tâm lý học Lyudmila Petranovskaya khuyên các cha mẹ, trong trường hợp trẻ không thể làm bài tập đó, nên “đồng lõa” với cảm xúc của con. Ví dụ, hãy cứ thừa nhận rằng chúng đúng khi không muốn viết đi viết lại đoạn văn nhàm chán đó. Hoặc viết cùng một chữ cái 10 dòng liên tiếp, rồi chia sẻ với chúng các bí kíp để vượt qua khó khăn. Điều này sẽ làm chúng hào hứng hơn rất nhiều.

Khi cha mẹ đang cố gắng đưa con đến kết quả của bài tập thì cũng là lúc trí tưởng tượng của con trẻ đang nghỉ ngơi. Sẽ chẳng có sự cố gắng nào trong trường hợp này cả. Thời gian dài trẻ sẽ không còn hứng thú với việc học. Vì cảm thấy thành phẩm kia không hẳn là của mình.

Con trẻ mất dần trách nhiệm với bản thân

Con trẻ mất dần trách nhiệm với bản thân

Khi cha mẹ bắt con bạn làm bài tập về nhà, kiểm soát quá trình và trừng phạt chúng vì điểm kém, điều đó đồng nghĩa với việc bạn lãnh nhận trách nhiệm học tập của chúng và loại bỏ trách nhiệm của con. Khi bạn tiếp tục quyền kiểm soát, con bạn sẽ không học cách chịu trách nhiệm.

Theo nhà tâm lý học Lyudmila Petranovskaya, việc nuôi dạy con bằng cách sử dụng chiến thuật “củ cà rốt và cây gậy” không mang lại bất cứ lợi ích gì cho trẻ, vì nó có thể ảnh hưởng đến nhận thức của chúng về mọi thứ trong cuộc sống khi trưởng thành. Cha mẹ nên có những hình phạt và những lời khen ngợi để một đứa trẻ biết mình phải lựa chọn thứ gì. Hãy cứ để hậu quả xảy ra. Cha mẹ chỉ nên nhắc nhở: “Con quên cô giáo dặn về nhà vẽ một bức tranh rồi ư?”. Điều đó có nghĩa là trẻ sẽ phải chọn hoặc vẽ tranh, hoặc tiếp tục xem tivi, chơi máy tính… Và rồi tự mình giải thích với cô giáo.

Cha mẹ nên hiểu rằng, khả năng chịu trách nhiệm về hành động của bản thân và việc phân bổ thời gian một cách hợp lý quan trọng hơn khả năng thực hiện xong nhiệm vụ được giao.

Làm xấu đi mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái

làm gia tăng khoảng cách giữa cha mẹ và con cái

Một số bố mẹ cho rằng nếu không theo sát con trong việc học hành, trẻ sẽ đạt kết quả kém. Tuy nhiên, nghiên cứu của Đại học Texas, Mỹ đã chứng minh điều ngược lại.

Nhóm nghiên cứu đã thu thập dữ liệu về sự tham gia của phụ huynh trong quá trình giảng dạy ảnh hưởng đến điểm số như thế nào và phát hiện sự hỗ trợ của bố mẹ là vô ích trong thời gian trẻ học tiểu học.

Nghiên cứu chỉ ra việc này thậm chí có ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả thi ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông của trẻ.

Thay vì cố gắng kiểm soát từng nhiệm vụ của con và cách con hoàn thành nó. Các nhà tâm lý học khuyên bạn nên xây dựng mối quan hệ đáng tin cậy với con cái. Và dành nhiều thời gian hơn cho con. Hãy cùng con đọc, thảo luận về các chủ điểm khoa học, xã hội. Và tìm ra những điều thú vị để cùng nhau có thêm kiến thức.

Sự căng thẳng trong giờ học chính khóa đã quá đủ. Sự kèm cặp vào buổi tối của cha mẹ vào buổi tối chỉ làm gia tăng thêm áp lực cho trẻ. Điều này tác động lớn đến cảm xúc của con cái. Cũng như khả năng chia sẻ cảm xúc của con.

Nguồn: Vnexpress.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *