z-lib z-lib singlelogin official z lib domain
Tác động từ bố mẹ đến con cái
Gia Đình Lối Sống

Tuổi tác của cha mẹ ảnh hưởng như thế nào đến con cái?

4 phút, 0 giây để đọc.

Thời gian gần đây, sự phát triển của khoa học nghiên cứu gen di truyền và tác động di truyền đã có những công bố mới nhất về việc gen di truyền ảnh hưởng như thế nào đến chỉ số IQ của trẻ em. Nhiều người đặt ra câu hỏi, liệu tuổi tác của bố mẹ có ảnh hưởng gì đến chỉ số IQ của con cái khi sinh ra hay không? Và các cặp vợ chồng đã già có nên sinh con? Do lo ngại di truyền học IQ cho trẻ sau này hay không? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một góc nhìn khoa học về IQ và tuổi tác của cha mẹ trẻ.

Cha mẹ là nhân tố di truyền học chủ yếu quyết định chỉ số thông minh IQ của trẻ em

gen di truyền từ cha mẹ có ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ

Các nghiên cứu gần đây cho thấy tuổi của cha mẹ có ảnh hưởng đáng kể đến trí thông minh nhận thức của con cái họ.

Một đứa trẻ được sinh ra bởi một người mẹ lớn tuổi hơn có khả năng phát triển trí tuệ tốt hơn. Kết quả học tập tốt hơn. Chỉ số thông minh cao có thể là do cơ hội có một người mẹ giàu kinh nghiệm sống. Và thành công trong sự nghiệp; người có thể giúp kích thích trí tuệ của đứa trẻ theo hướng tích cực. Trong khi chỉ số thông minh thấp được phát hiện. Có thể là kết quả của đột biến gen xảy ra ở nam giới lớn tuổi.

Tuổi tác của bố mẹ chỉ ảnh hưởng chủ yếu lên thể chất của con nhỏ sau này

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra cha mẹ lớn tuổi có thể là nguyên nhân gây ra các nguy cơ sức khỏe; và đột biến gen ở con cái của họ. Chẳng hạn như sinh non và rối loạn phát triển. Tuy nhiên, trên thực tế, kết quả tương tự cũng xuất hiện ở các bà mẹ dưới 25 tuổi.

Một nghiên cứu của Anh ở 31.257 trẻ 9 tháng tuổi, 24.781 trẻ 3 tuổi và 22.504 trẻ 5 tuổi, được các bà mẹ lớn tuổi sinh ra cho biết mẹ càng nhiều tuổi, khả năng trẻ bị thương hoặc nhập viện càng ít.

Trong một nghiên cứu khác, những đứa trẻ là con của bố mẹ lớn tuổi sống thọ hơn; khỏe mạnh hơn vì có những đột biến bảo vệ ADN. Những đột biến này cũng có thể di truyền sang thế hệ sau. Nhưng điều này hoàn toàn có thể cải thiện. Nếu cha mẹ biết cách chăm sóc và bảo vệ con cái của mình.

Cha mẹ là tác nhân gây ảnh hưởng lớn nhất đến các biến đổi cảm xúc và tinh thần

Cha mẹ là yếu tố tác động đến tinh thần của con cái

Cha mẹ lớn tuổi có nhiều khả năng ổn định hơn trong cuộc sống. Nên con cái của họ sẽ lớn lên trong sự ổn định này. Và do đó, sẽ ít gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần hơn.

Mặt khác, làm cha mẹ khi còn quá trẻ cũng có thể có tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm thần của trẻ. Các bậc cha mẹ trẻ dành ít thời gian chất lượng hơn cho con cái của họ do công việc. Điều này có liên quan đến những tác động tiêu cực đến mối quan hệ gia đình và cảm xúc của trẻ.

Ngoài ra, khi sinh con ra, cha mẹ tuổi teen sẽ thấy khó khăn hơn. Trong việc đối phó với cảm xúc và hành vi của chính họ. Do thực tế họ chưa có kinh nghiệm giải quyết những vấn đề phức tạp trong cuộc sống.

Tuổi tác của cha mẹ có thể sẽ là một nhân tố quyết định nhiều điều trong cuộc sống của con cái

Người ta có thể cho rằng có cha mẹ lớn tuổi hơn khiến cuộc sống của đứa trẻ trở nên khó xử hơn về mặt xã hội. Tuy nhiên, các nghiên cứu lại nói ngược lại. Con cái của các bậc cha mẹ lớn tuổi cư xử tốt hơn. Và ít gặp vấn đề hơn so với các bạn cùng lứa tuổi.

Nghiên cứu cũng cho thấy rằng những đứa trẻ được sinh ra từ những bậc cha mẹ trưởng thành hơn “ít có khả năng trở thành những kẻ bất chấp quy tắc hoặc hung hăng về thể chất”. Tuy nhiên, điều này cũng không có nghĩa, chỉ số IQ của trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào tuổi tác của bố mẹ. Trên góc nhìn khoa học, chúng ta phải thẳng thắn thừa nhận. Nhiều yếu tố khách quan quyết định chỉ số IQ của trẻ. Chứ không riêng gì yếu tố di truyền học.

Nguồn: Giadinhonline.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *