z-lib z-lib singlelogin official z lib domain
Vượt hang Sơn Đoòng chỉ với 4 ngày
Du Lịch Du Lịch Việt Nam

Bí kíp vượt hang Sơn Đoòng chỉ với 4 ngày

6 phút, 47 giây để đọc.

Việc chinh phục hang Sơn Đoòng chẳng hề dễ dàng chút nào. Có rất nhiều thử thách mà du khách sẽ cần phải vượt qua. Tuy nhiên thì nó cũng là địa điểm du lịch Việt Nam khá thú vị. Bởi chính những thứ thách đó lại tạo cảm hứng cho người chinh phục hơn. Việc di chuyển tới nơi đây cũng không hề khó khăn chút nào. Để vượt qua được nơi này chúng ta sẽ cần phải trang bị một số thiết bị và kiến thức phổ biến. Vậy thì hãy cùng tham khảo hành trình chinh phục địa danh này với 4 ngày, để có được chuyến du lịch mỹ mãn nhất ngay nhé.

Sơ lược về hang Sơn Đoòng

Hang Sơn Đoòng thuộc vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình), đây là địa chỉ nằm trong danh sách 20 điểm đến phá vỡ kỷ lục tự nhiên do trang Insider (Mỹ) bình chọn năm 2020. Năm 1991, hang được phát hiện bởi anh Hồ Khánh trong một lần đi rừng và tìm chỗ tránh mưa. Sau đó, các chuyên gia hang động Hoàng gia Anh, do ông Howard Limbert dẫn đầu, đã nghiên cứu, đo đạc và chính thức xác nhận đây là hang động lớn nhất thế giới.

Sơ lược về hang Sơn Đoòng

Ngày 1: Bắt đầu hành trình

Ngày đầu tiên của đoàn là hành trình từ Phong Nha đến Hang Én. Đoàn sẽ bắt đầu đi bộ xuống con dốc dài, băng rừng có nhiều đoạn leo và xuống dốc. Sau đó, bạn tiếp tục đi bộ và lội suối. Do đi vào ngày mưa nên nước trong hang khá lạnh. Đi hết quãng đường này, bạn sẽ đến Bản Đoòng, ngôi làng của cộng đồng người dân tộc thiểu số Bru Vân Kiều. Đoàn dừng ăn trưa và nghỉ ngơi tại đây.

Sau khi nghỉ trưa, đoàn tiếp tục di chuyển khoảng 3 giờ để tiếp cận cửa Hang Én. Đây là hang lớn thứ 3 thế giới với chiều dài khoảng 1,6 km. Địa điểm này từng là bối cảnh của của bộ phim nổi tiếng Peter Pan. Trải qua hơn nửa ngày di chuyển, các thành viên được phân chia lều và hạ trại. Cạnh bãi trại là hồ nước xanh biếc, bạn có thể xuống bơi nếu thích.

Đêm đầu tiên trong hang, các đầu bếp sẽ phục vụ đoàn với nhiều món đa dạng. Mọi nguyên liệu chế biến đều được các porter mang từ ngoài vào, các món được chế biến ngon, vừa vị và hấp dẫn. Sau khi ăn tối, cả đoàn sẽ giao lưu, trò chuyện, kết thúc ngày đầu tiên.

Ngày 1: Bắt đầu hành trình

Ngày 2: Hố sụt thứ 1

Buổi sáng, cả đoàn thám hiểm sâu hơn trong Hang Én để đến với Sơn Đoòng. Sau đó, đoàn dừng chân dùng bữa trưa trước khi mang đai an toàn và leo xuống cửa hang Sơn Đoòng. Dù còn nhiều bỡ ngỡ trong việc xử lý các tình huống, cuối cùng mình cũng đã đặt chân xuống thềm hang. Với vẻ hùng vĩ và kích thước khổng lồ, cửa hàng khiến cả đoàn ngỡ ngàng. Từ đây, đoàn tiếp tục vượt qua nhiều suối ngầm. Nước chảy xiết, các porter phải đứng thành hàng để giảm sức nước, giúp đoàn đi qua an toàn. Tuy nhiên, mình đã mạnh dạn bơi qua khúc suối này.

Buổi chiều, đoàn đến khu cắm trại thứ nhất của hang Sơn Đoòng. Từ đây, bạn có thể nhìn sang hố sụt 1, còn được gọi là “Vọng Khủng Long”. Hố sụt này được tạo thành do một phần của trần hang sụp đổ từ cách đây hàng nghìn năm. Sau khi ăn tối, mình đã đi ngủ sớm vì hành trình ngày 2 khá mệt.

Ngày 3: Hố sụt thứ 2

Vườn địa đàng và hố sụt 2 là địa điểm mình ấn tượng nhất trong hành trình này. Ngay từ đầu, đoàn đã phải vượt qua những dốc đá trơn và rất cao nên xuống sức nhanh. Bạn phải luồn lách qua nhiều hốc đá hẹp để đến hố sụt 1 – “Vọng Khủng Long”. Đoàn tiếp tục đi sâu và leo dây thừng qua một số ngọn đá dốc để sang được phía bên kia của hố sụt 1. Từ đây, bạn có thể chụp được khung cảnh kì vĩ của hang Sơn Đoòng.

Ngày 3: Hố sụt thứ 2

Đoàn dừng chân ăn trưa để chuẩn bị chinh phục “Vườn địa đàng” ở hố sụt thứ 2. Vì có hố sụt nên ánh sáng len lỏi được vào trong hang, tạo nên thảm thực vật đa dạng. Sau khi khám phá khu rừng, đoàn nghỉ tại bãi trại số 2 và tiếp tục đi vào hang tối để tìm hiểu những loài sinh vật độc đáo, chiêm ngưỡng các tuyệt tác thạch nhũ. Cuối cùng, đoàn quay lại bãi trại, ăn tối và nghỉ ngơi, kết thúc ngày thứ 3.

Ngày 4: Dấu mốc cuối cùng

Ngày cuối cùng, cả đoàn mang đai an toàn để chinh phục Bức tường Việt Nam. Đây là dấu mốc quan trọng của hành trình chinh phục Sơn Đoòng. Trước đó, bạn được hướng dẫn các kỹ năng cần thiết như leo dây, điều khiển thiết bị an toàn… Đầu tiên, bạn cần đi thuyền trên hồ nước ngầm dài 600 m để đến chân bức tường. Bạn sẽ bắt đầu với 20 m leo thang sắt. Thử thách tăng độ khó khi bạn tiếp tục đu dây bằng tay để chinh phục thành công bức tường và ra khỏi hang.

Sau khi ra khỏi hang, cả đoàn ăn trưa và tiếp tục băng rừng khoảng 2 tiếng để ra điểm tập kết. Khoảng 15-16h, xe trung chuyển đã đưa cả đoàn về đến khách sạn, kết thúc hành trình. Mình nghỉ tại homestay một đêm, sau đó di chuyển về Hà Nội.

Một số lưu ý

Nếu có kế hoạch cho chuyến đi này, bạn nên đăng ký tour sớm. Từ khi mình đăng ký đến lúc bắt đầu hành trình là 8 tháng. Số lượng đoàn khách vào khám phá hang bị giới hạn mỗi năm.

– Trước khi bắt đầu hành trình, cần phải tập luyện theo sự hướng dẫn của phía cung cấp tour.

– Về đồ dùng, mình chuẩn bị theo danh sách được cung cấp. Đặc biệt, bạn phải mang dầu gội, sữa tắm hữu cơ (organic), để không ảnh hưởng đến môi trường trong hang.

– Đôi giày trekking tốt sẽ quyết định 70% chuyến đi của bạn.

Một số lưu ý

Lịch sử phát hiện hang Sơn Đoòng

Dãy núi đá vôi vùng biên giới Việt–Lào có nhiều hang động như động Phong Nha đã biết đến từ lâu nhưng hang Sơn Đoòng chỉ được khám phá vào năm 1991 khi Hồ Khanh – một người dân địa phương – tình cờ tìm ra khi lánh vào cửa hang để tránh mưa. Bẵng một thời gian đến năm 2009 khi đoàn thám hiểm Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh đến khu vực này thăm dò thì Hồ Khanh mới báo cho họ. Phải khó khăn lắm ông mới tìm lại được cửa hang vốn nằm sâu trong rừng già với địa hình khá hiểm trở, cách xa đường lớn và không thể phát hiện thấy trên Google Earth.

Dưới sự hướng dẫn của ông, họ đã đi sâu vào hang, chụp ảnh, đo đạc và thu thập dữ kiện khoa học. Anh Hồ Khanh – Người phát hiện ra Hang Sơn Đoòng và ông Howard Limbert – Nhà thám hiểm người Anh, người tìm ra hơn 500 hang động ở Việt Nam, trong đó có hang lớn nhất thế giới Sơn Đoòng.

Vì Hồ Khanh được cho là người đầu tiên phát hiện ra hang động này nên đoàn thám hiểm đề nghị ông Khanh đặt tên cho hang. Ông Khanh đã lấy tên mình làm tên hang, gọi là hang Hồ Khanh. Đoàn thám hiểm ghi nhận tên do ông Khanh đặt nhưng mấy hôm sau họ xin phép ông Khanh để cho họ đặt lại tên cho hang là “Sơn Đoòng” và ông đã đồng ý

Nguồn: Zingnews.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *