Ở thời điểm hiện tại, dịch Covid-19 đang diễn ra rất phức tạp trong nước ta. Khi mà nước ta đã ghi nhận tới hơn 500 ca nhiễm sau khi nhận thấy sự trở lại của đại dịch này. Sự trở lại lần này của Covid đã gây ảnh hưởng rất lớn tới ngành kinh tế và đầu tư của cả nước. Điển hình như giá vật liệu tăng, thị trường đẩy giá lên cao gấp nhiều lần so với khi chưa có dịch. Trong tình trạng ấy, ngành chế tạo nguyên vật liệu lại đang là những người hưởng lợi thụ động do dịch Covid. Cũng chính vì thế, thị trường chứng khoán vào thời điểm này cũng có rất nhiều thay đổi đáng chú ý để thích nghi với sự trở lại của dịch Covid-19.
Mục lục
Thị trường chứng khoán Việt mở ra những triển vọng mới
Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Trần Văn Dũng không ngần ngại nhận định, thị trường chứng khoán (TTCK) đã vượt qua năm 2020 một cách ngoạn mục, thị trường đã trải qua một quãng thời gian khắc nghiệt, tụt giảm sâu rồi tăng mạnh hiếm thấy. Ông cho biết, trong những tháng đầu năm, TTCK Việt Nam đã chứng kiến những đợt giảm điểm mạnh do tác động của dịch bệnh Covid-19, khi kết thúc quý I-2020, chỉ số VN-Index giảm 33% so với giá trị cuối năm 2019, tụt từ hơn 1.000 điểm hồi cuối 2019 xuống 645 điểm hồi tháng 3-2020.
Tuy nhiên, từ quý II đến nay, mặc dù dịch Covid-9 quay lại đợt hai nhưng TTCK Việt Nam vẫn có sự hồi phục tích cực. Chỉ số VN-Index tăng dần đều trong quý II và quý III rồi tăng mạnh. Bứt phá trong quý cuối năm, hướng tới ngưỡng 1.100 điểm. Nếu so với đáy hồi tháng ba, VN-Index đã tăng gần 70%. Một điểm cũng rất đặc biệt trong năm 2020 trên thị trường chứng khoán. Là sự bứt phá của nhiều doanh nghiệp lớn ngay giữa giông tố. Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng tới hầu hết các doanh nghiệp, nhưng vẫn có những gương mặt nổi lên. Tăng trưởng mạnh mẽ như Hòa Phát, Vinaconex, Novaland, Viettel Global… Nhóm ngân hàng cũng bứt phá khá mạnh. Lợi nhuận chín tháng tăng khoảng 10%, điển hình như Techcombank, VP Bank…
Diễn biến sàn đầu tư chứng khoán tương đối chậm do dịch Covid-19
Quan sát diễn biến TTCK và qua trao đổi với các doanh nghiệp niêm yết. Có thể thấy tâm lý chung là bình thản, coi đợt sóng dịch bệnh mới khởi phát từ ngày 27/4/2021 như một sự tất yếu phải đến. Tất nhiên, khó khăn sẽ đến cùng dịch bệnh như một “cú đấm bồi” vào cơ thể các doanh nghiệp vốn chưa hẳn đã hồi phục. Nhưng 3 đợt lây nhiễm trước đó dường như cũng tạo “kháng thể” để doanh nghiệp tồn tại được trong sóng gió.
Nhiều doanh nghiệp cho biết đã áp dụng công nghệ 4.0 vào hoạt động quản trị. Vận hành hay các sản phẩm, dịch vụ mới từ rất sớm, nhưng với tâm thế làm từ từ. Vừa làm vừa học thì nay đã chuyển đổi số một cách quyết liệt hơn nhiều. Những bước đi, những kế hoạch phát triển cũng linh hoạt, uyển chuyển và luôn có phương án dự phòng. Chứ không mạo hiểm theo kiểu “được ăn cả, ngã về không” như trước.
Đó là những nét mới mà đầu tư Chứng khoán ghi nhận khi trao đổi với một số doanh nghiệp vào thời điểm Covid-19 đang lan rộng và nếu có thể nói điều gì tích cực về cơn bão dịch bệnh này thì nó thực sự là bộ lọc những doanh nghiệp tiềm lực tốt. Có lối đi riêng để có thể bứt lên mạnh mẽ khi dịch bệnh thoái trào.
Làn sóng tăng giá nguyên vật liệu trên toàn thế giới
Với bộ lọc này và nhìn nhận kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong quý I/2021. Có lẽ nhà đầu tư sẽ có nhiều tham chiếu để lựa chọn cổ phiếu nắm giữ dài hạn ở mặt bằng giá hiện nay. Trong đời sống kinh doanh, ngoài làn sóng dịch bệnh mới. Còn có một cơn sóng nữa cũng đang quét qua. Đó là sóng tăng giá nguyên vật liệu. Tất nhiên, con sóng này không chỉ xuất hiện ở Việt Nam mà còn diễn ra trên bình diện toàn cầu khi Trung Quốc – nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Dường như “đang mua tất cả những nguyên liệu nào có thể mua”.
Cơn sóng này đang khiến nhiều doanh nghiệp, nhất là các nhà thầu kêu trời. Nhưng cũng có không ít doanh nghiệp đã dự phòng được “biến số này”. Sáng lập một nhà thầu cho biết, họ không chịu ảnh hưởng nhiều khi nguyên liệu tăng giá. Vì thỏa thuận trước với chủ đầu tư. Trong khi đó, một doanh nghiệp thép tiết lộ. Các nghiệp vụ giao dịch phòng vệ đã được áp dụng nếu giá nguyên liệu có đổi chiều. Trong khi doanh nghiệp buộc phải tăng trữ nguyên liệu cho sản xuất.
Ngành vật liệu xây dựng được hưởng lợi nhiều nhất từ tăng giá nguyên vật liệu
Sóng tăng giá nguyên vật liệu đầu vào cũng đã tạo sóng trên thị trường cổ phiếu. Ở những ngành được hưởng lợi, như thép và vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, đây lại có thể là “cái bẫy tăng giá” nếu nhà đầu tư nhớ lại những cơn sóng giá thép trước đây. Khi những công ty như Hoa Sen, Đại Thiên Lộc, Thép Tiến Lên… Đã từng “chết đi sống lại” vì đầu cơ giá thép nguyên liệu. Như Tập đoàn Hoa Sen, cú đầu cơ gần nhất là trước khi nổ ra chiến tranh thương mại Mỹ – Trung khiến giá thép cán nóng đang tăng quay đầu giảm mạnh. Ảnh hưởng đến lợi nhuận của Tập đoàn.
Tương tự, có doanh nghiệp đã phải chấp nhận mất cọc để hủy thanh toán một tàu hàng đang trên đường vận chuyển. Vì giá giảm quá nhanh. Trong khi có thể hoàn toàn yên tâm với những doanh nghiệp có hoạt động cơ bản tốt. Thì nhà đầu tư cần cẩn thận với những cổ phiếu tăng giá thuần túy vì doanh nghiệp hưởng lợi từ đầu cơ nguyên liệu. Sóng cổ phiếu thép gắn với sóng giá nguyên liệu mỗi lần xảy ra đều là đại sóng. Và qua mỗi lần như vậy, có không ít nhà đầu tư “gục ngã” không trụ được. Cho đến khi có một đợt sóng mới quay trở lại. Bởi thời gian cho một đợt sóng nguyên vật liệu thường được tính theo chu kỳ vài năm.
Nhà đầu tư cần cẩn trọng vì mất ổn định thị trường
Trong khi các doanh nghiệp niêm yết đang chống chọi với sóng gió Covid. Sóng nguyên vật liệu và những sóng gió thương trường khác thì trên TTCK. Nhà đầu tư cũng cẩn cận trọng, quản trị danh mục để không bị những con sóng giá mang tính thời điểm. Ngắn hạn làm cho choáng váng và đó cũng là điều mà Đầu tư Chứng khoán muốn chia sẻ trong Tiêu điểm với chủ đề “Thích ứng với làn sóng Covid mới” của số báo tuần này.
Nguồn: tinnhanhchungkhoan.vn