Hiện nay, giá trị chuyển nhượng của các cầu thủ bóng đá đang tăng vọt kể từ sau khi vụ chuyển nhượng kỷ lục của Neymar sang PSG được diễn ra. Dường như mọi thứ đang mất cân đối đối với những đội bóng có nguồn vốn không được dồi dào như bằng các gã khổng lồ ở lục địa già. Cách duy nhất để vừa kiếm lời từ việc chuyển nhượng cầu thủ mà vẫn sở hữa được những cầu thủ chất lượng chính là tự tay đào tạo nên. Không ít đội bóng đã có nguồn lợi từ việc đào tạo ra các cầu thủ chất lượng. Đây chính là phong cách “bán lúa non”. Từ ngữ này được thông dụng cả trong bóng đá và tài chính khi mà ý nghĩa của nó gần như là giống hệt nhau.
Mục lục
Bán lúa non trong tài chính là gì?
Bán lúa non trong tài chính có nghĩa là một cách kiếm lợi nhuận từ sự tụt giảm giá của một loại chứng khoán như cổ phần hay trái phiếu. Phần lớn các nhà đầu tư theo lâu dài một khoản đầu tư, hy vọng rằng giá của loại chứng khoán đó sẽ lên. Để thu lợi từ việc giá cổ phiếu đi xuống, người bán lúa non có thể mượn một lượng chứng khoán và bán nó đi, mong muốn rằng nó sẽ giảm giá trong tương lai để người bán lúa non có thể mua nó lại với mức giá thấp hơn và hưởng lợi nhuận từ sự chênh lệch giá bán và mua. Ví dụ, giả sử các cổ phiếu của công ty XYZ nào đấy hiện bán với giá 10 USD một cổ phần.
Một người bán lúa non sẽ mượn 100 cổ phiếu và bán chúng để thu được 1000 USD. Nếu giá cổ phiếu XYZ đó sau đó rớt xuống 8 USD một cổ phần, người bán lúa non đó sẽ mua lại 100 cổ phiếu đó với giá 800, trả các cổ phiếu cho người chủ gốc và được lợi nhuận 200 USD. Cách làm này có nguy cơ bị lỗ vô hạn. Ví dụ, nếu cổ phiếu của XYZ được mượn được bán và trên thực tế giá lên 25 USD, thì người bán lúa non sẽ phải mua lại với tổng giá là 2500 USD, lỗ mất 1500 USD.
Tự tạo ra ngôi sao của riêng mình
Có vẻ như bóng đá hiện đại ngày nay chia ra hai thái cực lớn. Các đội bóng tiêu tiền như nước, thường xuyên “tậu” ngôi sao như Real Madrid, Manchester City, PSG… và các đội thuộc diện “tự sản tự tiêu”, “bán máu” như Borussia Dortmund, Arsenal, Ajax Amsterdam… Trong đó, đại diện tiêu biểu cho thái cực thứ hai là câu lạc bộ Borussia Dortmund.
Lars Ricken, Giám đốc đào tạo trẻ, đã nói: “Dortmund không mua các ngôi sao mà tạo ra họ”. Dĩ nhiên, đội bóng phải chấp nhận rủi ro với hàng loạt cầu thủ trẻ trong suốt thời gian dài. Tuy nhiên, đội bóng chỉ cần “nổ đơn hàng” là sẽ thu về số tiền lớn. Nổi bật nhất là thương vụ bán Ousmane Dembele với giá 105 triệu euro cho Barcelona vào năm 2017 trong khi chi phí bỏ ra chỉ là 2 triệu euro để mang cầu thủ này về từ Rennes.
Đầu năm 2019, Dortmund cũng thu về món lời lớn khi bán Christian Pulisic sang Chelsea với giá 73 triệu USD. Hiện tại, Dortmund đang sở hữu những bom tấn được định giá cao đang chờ được kích nổ trong kỳ nhượng sắp tới như Jadon Sancho và Erling Haaland.
Tự hứng chịu những rủi ro từ triết lý trên
Để làm được việc “mua rẻ bán đắt”. Đội chủ sân Signal Iduna Park phải có các tuyển trạch viên giàu kinh nghiệm. Họ có thể phát hiện tài năng tiềm ẩn của các viên ngọc thô. Rồi sau đó mang về mài giũa thành sao sáng. Trong quá trình đó, nhiều tài năng sẽ chết yểu. Và số cầu thủ trưởng thành đủ để trở nên nổi bật khá hiếm hoi. Thậm chí nhiều lúc còn rơi vào thảm cảnh “mười cây chết chín, một cây gật gù”.
Tương tự như vậy, trong đầu tư chứng khoán, nếu bạn muốn nuôi một cổ phiếu ở dạng tiềm năng thì rủi ro cũng rất lớn. Về mguyên tắc chung thì nhà đầu tư luôn phải dựa vào dữ liệu quá khứ. Đó là những dữ liệu giao dịch, báo cáo tài chính… để đưa ra dự đoán cho tương lai. Tuy nhiên, các cổ phiếu “trẻ” còn ở dạng tiềm năng thì rất khó làm điều này. Vì vậy, ít nhất nhà đầu tư phải rải đều tiền ở 4-5 cổ phiếu tiềm năng. Thì mới đảm bảo an toàn khi theo chiến lược này.
Liệu chiếm lược “bán lúa non” có hợp lý?
Một vấn đề nữa khi theo triết lý này là bán khi nào và với giá nào? Không giống như các đội bóng, các sàn chứng khoán tập trung không có người đến. Họ trực tiếp chào giá cho bạn là họ muốn mua cổ phiếu của bạn với giá bao nhiêu. Nhà đầu tư phải tự xác định cho mình mức nào là hợp lý để ra hàng.
MWG và DGW là những ví dụ khá sinh động về việc các cổ phiếu tiềm năng. Nó có thể bay cao đến mức nào nếu bắt đầu chuyển sang diện “siêu sao”. Vì vậy, khi bán các cổ phiếu này thì khả năng bị “hớ” là khá cao. Khi đó, nhà đầu tư đôi khi sẽ cảm thấy tiếc nuối. Và có phần ức chế nếu cổ phiếu mình đã bán liên tục bứt phá.
Giải pháp tương đối cho vấn đề này là nhà đầu tư. Họ không nên thiết lập mức lợi nhuận cố định (ví dụ khoảng 20%) để chốt lời. Mà phải xem xét cổ phiếu có còn trong chu kỳ tăng trưởng mạnh hay không. Nếu câu trả lời là còn thì việc tiếp tục nắm giữ là cần thiết. Nếu câu trả lời là không (nghĩa là doanh nghiệp sẽ ngừng tăng trưởng hoặc chỉ tăng cầm chừng) thì nhà đầu tư cần chốt lời ngay.
Nguồn: vietstock.vn