magbo system
tác dụng câu kỷ tử
Sức Khỏe Y Học Cổ Truyền

Tham khảo tác dụng của kỷ tử trong chữa bệnh đông y

6 phút, 33 giây để đọc.

Trong các vị thuốc dân gian, có nhiều loại vô cùng quen thuộc và giá trị y dược cũng vô cùng đáng nể. Điển hình là kỷ tử. Ai cũng biết kỷ tử là một vị thuốc bên đông y, nhưng ngoài việc là một loại dược liệu thì kỷ tử cũng được thêm vào vô số các món ăn, đóng vai trò như một loại nguyên liệu nấu ăn khá tốt. Với những đặc điểm và tác dụng của kỷ tử đối với sức khỏe con người vô cùng nhiều nên đa số ai cũng muốn tìm hiểu rõ ràng về đặc tính và dược hiệu của kỷ tử. Để tác dụng của kỷ tử được phát huy một cách tốt nhất, hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm thông tin về vị dược liệu này nhé.

Thông tin về kỷ tử

Kỷ tử là vị thuốc được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền để trị các bệnh về mắt, vô sinh hiếm muộn, di mộng tinh ở nam giới hay viêm dạ dày mãn tính. Vậy dược liệu này có đặc điểm, công dụng và những điều cần lưu ý khi sử dụng như thế nào?

Câu kỷ tử thuộc họ quả mọng, thường xuất hiện trong các bài thuốc Đông y nhờ nhiều công dụng đối với sức khỏe, bao gồm tăng cường miễn dịch, đẹp da… Câu kỷ tử là quả chín phơi khô của cây khởi tử, được thu hái khi đã chuyển sang màu đỏ da cam.

Cây kỷ tử

Đặc điểm của cây

Cây Kỷ tử hay còn gọi là câu kỷ tử là vị thuốc quý có nhiều tên gọi khác như: Khủ khởi, Câu khởi, Kỷ tử, Khởi tử, Địa cốt tử. Cây có tên khoa học: Fructus Lycii.; họ Cà (Solanaceae). Kỷ tử là một cây thuốc quý với những đặc điểm nhận dạng như sau:

  • Cây cao khoảng từ 0.5 – 1.5m, mọc đứng, cành phân nhiều nhánh nhỏ. Trên cành thỉnh thoảng có gai.
  • Lá có phiến mũi mác, mảnh, hẹp ở gốc, mọc cách và nhẵn.
  • Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá, có màu đỏ. Một số hoa mọc lại thành chùm. Đài hoa nhẵn, hình chuông và có 3-4 thùy hình trái xoan nhọn. Nhị 5, chỉ nhị có hình chỉ đính ở đỉnh của ống tràng nhưng dài hơn tràng. Bầu hoa có 2 ô, đầu nhụy chẻ đôi. Hoa thường ra vào tháng 6 – 9.
  • Quả kỷ tử căng mọng, nhỏ, có hình trứng dài, màu đỏ cam hoặc đỏ thẫm khi chín. Bên trong có hạt kỷ tử thân dẹt. Cây sai quả nhất vào tháng 7 -10.

Bộ phận dùng là quả khô rụng. Khi quả chín có màu đỏ tươi hoặc màu đỏ cam, nhăn nheo thì nó được sử dụng vào làm thuốc.

Đối với sức khỏe câu kỷ tử có tác dụng gì?

có thể dùng chữa bệnh

Dược liệu đã được sử dụng từ rất lâu trong y học cổ truyền để chữa bệnh. Khi y học hiện đại phát triển, đã có nhiều nhà khoa học tiến hành công trình nghiên cứu về vị thuốc này.

Theo đông y thì kỷ tử có tác dụng gì?

Theo Y học cổ truyền dược liệu có vị ngọt, tính bình; quy vào kinh Can, Phế, Thận. Công dụng của kỷ tử là: cường thịnh âm đạo, minh mục, an thần, bổ ích tinh huyết, khí hư lao, nhuận phế, trừ phong, bổ gân cốt, ích khí, tư thận,…Từ đó, chủ trị các bệnh :

  • Chứng âm huyết hư tổn, di tinh
  • Can thận âm hư, huyết hư gây chóng mặt, khái thấu và đau thắt lưng
  • Tiểu đường

Theo nghiên cứu của y học hiện đại thì kỷ tử có tác dụng gì?

Theo các tài liệu y học, kỷ tử chứa nhiều thành phần hóa học. Cụ thể như sau:

  • Khoảng 0,09% Betain (theo “Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược”).
  • Có 3,96mg Caroten, 6,7mg P; 150mg Canxi, 3,4mg sắt, 1, 7mg axit nicotic, 3mg Vit C, 0,23mg Amoni sunfat trong 100g quả kỷ tử (Theo nghiên cứu Từ Quốc Quân và Triệu Thủ Huấn).
  • Lysin, Cholin, Betain, 2,2% chất béo và 4,6% chất Protein, Acid cyanhydric, Atropin; b-Sitosterol, Linoleic acid đều là hoạt chất có trong dược liệu (theo “Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam”).
  • Valine, Glutamine, Asparagine. (Nishiyama R, C A 1963, 59 (11): 13113b).

Có thể sử dụng kỷ tử để cải thiên sức khỏe con người

 kỷ tử

Dùng để chữa bệnh tiểu đường

Theo một nghiên cứu trên chuột, chiết xuất của kỷ tử làm giảm đường huyết ở chuột. Khi sử dụng trên cơ thể người, dược liệu làm giảm đáng kể nồng độ glucose trong máu và nồng độ cholesterol toàn phần trong huyết thanh (TC), triglyceride (TG) và đồng thời làm tăng đáng kể nồng độ cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL-c).

Dùng để cải thiện thị lực

Các nghiên cứu chỉ ra rằng sự tích tụ của phản ứng oxy hóa quá mức chính là một trong những nguyên nhân làm trầm trọng thêm tổn thương của mô võng mạc. Điều này dẫn đến các bệnh lý về mắt. Trong kỷ tử có Polisaccarit – là hoạt chất có tác dụng ức chế này tạo ra các loại oxy phản ứng và thoái biến màng ty thể, chống lại tổn thương oxy hóa trong  tế bào và mô. Ngoài ra, chất zeaxanthin trong dược liệu có hàm lượng cao, giúp bảo vệ mắt khỏi các tia cực tím, các gốc tự do. Chính vì vậy, việc sử dụng kỷ tử là giải pháp để cải thiện thị lực rất tốt.

Dùng để hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày

Các thử nghiệm về tác dụng với bệnh ung thư của kỷ tử đã được tiến hành. Sau một đợt sử dụng dược liệu, nhiều bệnh nhân đã nhận thấy sự thay đổi rõ rệt kích thước khối u, hạn chế sự di căn của tế bào ung thư.

Dùng để tác dụng giảm đau

Dược liệu có tính kháng khuẩn, tiêu viêm. Ngoài ra nó hỗ trợ điều trị các vết thương  trên cơ thể, giúp vết thương mau lành, chống nhiễm trùng và hạn chế để lại sẹo.

Dùng để chữa suy nhược cơ thể

Vị thuốc có tác dụng chữa suy nhược cơ thể vì  chứa nhiều dưỡng chất có lợi. Người mới ốm dậy, người gầy gò, người thường xuyên bị stress sẽ cải thiện sức khỏe nếu biết cách sử dụng.

Dùng để chữa trị bệnh trầm cảm

Trong xã hội hiện đại, không ít người có dấu hiệu trầm cảm. Nếu không chữa trị kịp thời sẽ để lại những hệ lụy đáng tiếc. Trong kỷ tử có hoạt chất mangan, chất xơ và nhiều vitamin giúp giảm bớt rối loạn lo âu, tái tạo năng lượng và lấy lại niềm vui.

chữa nhiều loại bệnh

Cần lưu ý gì khi sử dụng kỷ tử?

Bác sĩ Trung cấp Dược Hà Nội khuyến cáo, mặc dù là vị thuốc quý nhưng cách sử dụng kỷ tử nếu không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Bởi vậy, cần lưu ý những điều sau:

  • Không dùng trong thời kỳ mang thai vì dược liệu có thể gây sẩy thai.
  • Phụ nữ cho con bú không nên dùng vì ảnh hưởng đến khả năng bài tiết sữa.
  • Dược liệu có tính trệ, người tỳ vị yếu, tiêu chảy kéo dài cần tránh dùng.
  • Trẻ em trên 36 tháng có thể sử dụng nhưng liều cần giảm một nửa so với người lớn.

Nếu đang điều trị các thuốc khác, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để hạn chế tương tác thuốc bất lợi.

Nguồn: yhoccotruyenvn.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *