Có không ít những nguyên liệu nấu ăn trong cuộc sống hằng ngày có bản thân là một vị thuốc đông y có nhiều giá trị. Chắc bạn đã không xa lạ gì đối với mộc nhĩ, hay còn gọi là nấm mèo trong các món ăn thức uống quen thuộc của mình rồi đúng không? Vậy bạn đã bao giờ suy nghĩ về những tác dụng của mộc nhĩ trong đông y dược chưa? Thực tế thì mộc nhĩ (nấm mèo) có rất nhiều giá trị trong việc điều trị các loại bệnh trong đông y. Vì là một vị thuốc dễ tìm nhưng lại mang đến những tác dụng không thể coi thường, ngày thường các y bác sĩ đều khuyến khích người dân bổ sung vào các loại thức ăn tráng miệng như chè, vừa dễ ăn vừa có nhiều tác dụng.
Bởi vì những giá trị vô cùng cao của mộc nhĩ trong việc điều dưỡng và điều trị các loại bệnh nên nó vô cùng được chào đón. Trong các bữa ăn hàng ngày cũng có thể thấy mộc nhĩ xuất hiện. Bên cạnh là một vị thuốc thì mộc nhĩ chính bản thân nó cũng là một nguyên liệu nấu ăn thơm ngon. Đây là điểm cộng cực lớn của mộc nhĩ. Để tìm hiểu về thông tin chi tiết về vị thuốc này, hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.
Mục lục
Tác dụng của mộc nhĩ đối với cơ thể người
Không khó để tìm thấy mộc nhĩ có trong các bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình. Ngoài là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, mộc nhĩ còn được biết đến như một loại thuốc quý để chữa bệnh rất hiệu quả.
Bác sĩ Trung cấp Dược Hà Nội cho biết: Mộc nhĩ đen chỉ là thực phẩm, không có tác dụng chữa bệnh tức thì nhưng nếu biết cách sử dụng và đúng liều lượng sẽ phát huy hiệu quả cực tốt. Mộc nhĩ chứa nhiều chất dinh dưỡng có tác dụng đối với cơ thể con người, do vậy muốn phát huy những công dụng của mộc nhĩ, chúng ta cần phải ăn thường xuyên và ăn một cách khoa học.
Ngăn ngừa táo bón bằng cách sử dụng mộc nhĩ
Cảm giác khi ăn mộc nhĩ tương đối giòn. Điều này là do trong mộc nhĩ có chứa hàm lượng chất xơ tương đối nhiều. Nó có tác dụng nâng cao sức khỏe đường ruột. Thường xuyên ăn mộc nhĩ, có thể giúp thúc đẩy chuyển hóa các chất trong đường ruột. Phòng ngừa táo bón và ngừa ung thư ruột kết.
Giảm độ nhớt của máu và có tác dụng tích cực đối với các bệnh tim mạch và mạch máu não khi sử dụng mộc nhĩ
Mộc nhĩ rất giàu hoạt chất thực vật. Thường xuyên ăn sẽ có tác dụng tích cực trong việc giảm độ nhớt của máu. Ăn mộc nhĩ sẽ giúp ngăn chặn được bệnh tắc hoặc vỡ mạch máu ở người tăng huyết áp. Hạn chế tai biến nhồi máu cơ tim. Nấm mèo giúp máu lưu thông toàn thân, đưa máu lên não đầy đủ hơn nên duy trì trí nhớ tốt.
Mộc nhĩ cũng có tác dụng giảm cholesterone trong máu, và góp phần kiểm soát cân nặng. Rất tốt với những người thừa cân, béo phì. Làn da bạn sẽ trở nên hồng hào, tươi sáng, mịn màng hơn nếu thường xuyên sử dụng mộc nhĩ trong các món ăn.
Các bài thuốc sử dụng mộc nhĩ đen
Bác sĩ Y học cổ truyền Hà Nội chia sẻ những gợi ý về việc sử dụng mộc nhĩ đen cho một số trường hợp bệnh lý như:
Canh mộc nhĩ đen bồi dưỡng cơ thể, giảm mỡ máu, cải thiện chức năng tuần hoàn huyết: Mộc nhĩ đen 10g; Thịt nạc 100g; Đại táo 5 quả; Gừng sống 3 lát; Đổ vào 6 chén nước, nấu còn 2 chén; thêm gia vị vừa đủ dùng.
Cháo mộc nhĩ đen, bổ âm, nhuận phế, kiện tỳ, dưỡng vị: Mộc nhĩ đen 10g; Gạo tẻ 100g (sao vàng); Thịt nạc 50g; Đổ vào 6 chén nước, nấu cháo, thêm gia vị vừa đủ dùng.
Canh mộc nhĩ, khổ qua phòng và trị cao huyết áp, tiểu đường: Mộc nhĩ 10g; Khổ qua (mướp đắng) 50g; Đậu phụ 200g; Thêm gia vị vừa đủ, nấu canh ăn hàng ngày.
Chữa bệnh lỵ mãn tính: Mộc nhĩ đen 30g (sao khô); Lộc giác sương 8g; Tán bột, trộn đều, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 5g với nước ấm.
Chữa phụ nữ bị rong kinh, băng huyết: Mộc nhĩ đen sao đen, tán bột. Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 3g với rượu ấm.
Chữa bệnh trĩ lở loét, chảy máu: Mộc nhĩ đen sao khô, tán bột. Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 3g với nước ấm.
Chú ý: Những người thể tạng hư hàn, hay đầy bụng hoặc hay đi tiêu lỏng khi dùng mộc nhĩ đen nên dùng kèm 1 hoặc vài lát gừng tươi nướng sơ qua trên lửa.
Nguồn: yhoccotruyenvn.com