Trong những năm gần đây làng điền kinh Việt Nam không ngừng thu về cho mình những thành quả tốt. Những cái tên mới trong làng điền kinh cũng khiến người hâm mộ cả nước trầm trồ. Một trong số đó là cô gái người Thanh Hóa Quách Thị Lan. Dù là một trong những vận động viên trẻ của làng điền kinh. Nhưng Quách Thị Lan đã thể hiện mình là một vận động viên tiềm năng khi không ngừng mang về cho điền kinh Việt Nam những tấm huy chương sáng giá. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu câu chuyện Quách Thị Lan đến với Olympic Tokyo qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Đôi nét về vận động viên Quách Thị Lan
Vận động viên Quách Thị Lan sinh ngày 18 tháng 10 năm 1995. là một nữ vận động viên điền kinh chạy nước rút và vượt rào người Việt Nam. Thành tích nổi bật của cô là các tấm huy chương vàng ở Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2015. Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2017. Giải vô địch điền kinh châu Á 2017. Đại hội Thể thao châu Á 2018 tại Indonesia. Và Giải vô địch điền kinh châu Á 2019 tại Qatar.
Tại chung kết 400m rào nữ Asiad 2018. Quách Thị Lan về nhì với thời gian 55 giây 30. Dù phá kỷ lục quốc gia nhưng chỉ đủ để đạt tấm huy chương bạc. Sau đó, theo quyết định của Cơ quan Liêm chính Điền kinh ngày 19/7/2019. Adekoya vi phạm quy định về sử dụng chất cấm (Stanozolol) khi thi đấu ở Asiad 2018. Chất Stanozolol nằm trong danh sách chất cấm của Ủy ban Phòng chống Doping Thế giới. Liên đoàn điền kinh thế giới đã thông báo Kemi Adekoya bị tước huy chương vàng tại Asiad 2018. Đồng nghĩa với việc vận động viên Quách Thị Lan chính thức đạt ngôi vị cao nhất. Nội dung chạy vượt rào 400m nữ Đại hội Thể thao châu Á 2018.
Những chiến công của Quách Thị Lan
VĐV chạy 400m và 400m rào Quách Thị Lan được đề cử. Nhận suất đặc cách duy nhất dành cho môn điền kinh của Việt Nam. Tham dự Olympic Tokyo 2020 ở Nhật Bản. Liên đoàn Điền kinh Việt Nam đã xác nhận. Sẽ đề cử Quách Thị Lan nhận suất đặc cách duy nhất ở môn điền kinh. Dự Thế vận hội mùa hè ở Nhật Bản vào tháng 8 tới đây. Điều gì khiến cô gái quê gốc Thanh Hóa có được vinh dự này? Quách Thị Lan thực tế không phải là cái tên xa lạ với điền kinh Việt Nam trong khoảng 2 năm trở lại đây. Cô sinh ra và lớn lên tại huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa (dân tộc Mường). Năm 2009, khi học lớp 9 trường nội trú của huyện. Lan được chọn lên đội tuyển điền kinh năng khiếu của tỉnh.
Giải điền kinh VĐQG 2012
Tại giải điền kinh VĐQG 2012, Quách Thị Lan đã khiến tất cả phải sững sờ. Không chỉ đoạt HCV, với thành tích 57″36. Lan đã phá kỷ lục cũ trước đó 10 năm của VĐV Nguyễn Thanh Hoa (57″97). Kỷ lục của Lan được đánh giá rất cao khi vượt thành tích HCV SEA Games 26. Và tương đương thành tích HCĐ Asiad. Không chỉ gây sốc ở nội dung 400m rào, Lan đoạt thêm HCV ở nội dung 400m nữ. Sau đó, Quách Thị Lan giành HCB ở SEA Games 2013 với thành tích 53 giây 38. Tuy nhiên, đó không phải là thành tích để đời với Quách Thị Lan.
Asiad 2018 diễn ra tại Incheon
Tại Asiad 2018 diễn ra tại Incheon, Hàn Quốc. Quách Thị Lan đã tạo nên cơn địa chấn với tấm HCB lịch sử ở đường chạy 400m nữ. VĐV 19 tuổi người Việt Nam đã vượt qua nhiều đối thủ mạnh trong châu lục. Và chỉ chịu thua VĐV kỳ cựu Oluwakemi Adekoya của Bahrain. Tuy nhiên, chỉ sau đó một năm. BTC giải đấu đã đẩy Quách Thị Lan lên HCV. Khi phát hiện gian lận doping của người về nhất Oluwakemi Adekoya.
Giải điền kinh vô địch quốc gia 2020
Tại Giải điền kinh vô địch quốc gia 2020. Quách Thị Lan cũng đã xuất sắc vượt qua đàn chị Nguyễn Thị Huyền (Nam Định). Để trở thành nhà vô địch với thành tích 52 giây 46. Nguyễn Thị Huyền về thứ hai với thành tích 52 giây 49. Giành HCĐ là Nguyễn Thị Hằng (Hà Nội) với thành tích 54 giây 53. Ngay sau khi cán đích, Quách Thị Lan gây ấn tượng mạnh khi ngã gục ngay sau đó. Rất may cô không gặp vấn đề gì nghiêm trọng. Những thành tích ấn tượng của Quách Thị Lan chính là lý do để Liên đoàn điền kinh Việt Nam. Đề cử cô vào suất duy nhất đặc cách tham dự điền kinh ở Olympic Tokyo.
Vì sao cô phải nằm trong diện “đặc cách” tham dự thay vì đi cửa chính?
Câu hỏi đặt ra là, dù Quách Thị Lan có thành tích xuất sắc đối với điền kinh Việt Nam. Nhưng vì sao cô phải nằm trong diện “đặc cách” tham dự thay vì đi cửa chính ? Ở 2 kỳ Thế vận hội gần đây (London 2012 và Rio 2016). Việt Nam đều có VĐV nhận suất cửa chính. Nhưng vì sao kỳ này phải “đặc cách”?
Lý do đơn giản là Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC). Đã nâng chuẩn mới đối với các VĐV tham dự Olympic Tokyo 2020. Thông thường, ở các kỳ Olympic trước. IOC sẽ có hai mốc chuẩn để các VĐV phấn đấu. Chuẩn A là mức thành tích cao hơn còn chuẩn B là thông số thấp hơn. Từ Olympic Bắc Kinh 2008, điền kinh Việt Nam có 2 suất đặc cách dành cho Vũ Thị Hương (100m). Và Nguyễn Đình Cương (800m). Nhưng đến 2 kỳ Thế vận hội tiếp theo. Việt Nam có 4 VĐV điền kinh giành suất chính. Nhưng đều là chuẩn B.
Chuẩn mới đối với các VĐV tham dự Olympic Tokyo 2020
Nguyễn Thị Thanh Phúc giành suất dự Olympic London 2012. Với chuẩn B của môn đi bộ 20km nữ. Trong khi Dương Thị Việt Anh cũng có vé chuẩn B ở nội dung nhảy cao nữ. Đến Olympic Rio 2016, Nguyễn Thị Huyền giành 2 suất chuẩn B ở nội dung 400m và 400m vượt rào. Còn Nguyễn Thành Ngưng có suất dự 20km đi bộ nam cũng theo chuẩn B.
Nhưng từ Olympic Tokyo 2020 lần này, IOC đã nâng chuẩn dự đại hội lên một tầm mới khi chỉ còn chuẩn A, mốc thông số nào cũng trở thành quá sức với trình độ của các VĐV Việt Nam cũng như Đông Nam Á. Bên cạnh đó, đại dịch Covid-19 bắt đầu lan khắp thế giới từ cuối năm 2019, thời điểm vàng để thi đấu lấy chuẩn dự Olympic, khiến tất cả các giải đấu lớn kiếm chuẩn đã bị hoãn, hủy… Những lý do trên khiến Liên đoàn điền kinh Việt Nam phải xin vé “đặc cách” tham dự Olympic Tokyo 2020. Theo kế hoạch, hạn chót để phía Việt Nam gửi thông tin VĐV đề cử lên IOC là 21/6/2021 và IOC sẽ hồi âm về đề cử này vào đầu tháng 7.
Nguồn: dantri.com.vn