Có thể thấy, khoảng cách giữa cha mẹ và con cái đang ngày càng lớn. Tình trạng này càng trầm trọng hơn ở những gia đình có nhiều khoảng cách về thế hệ. Sự phát triển của xã hội đã vô tình tạo ra những khoảng cách vô hình giữa cha mẹ và con cái khiến cuộc sống gia đình trở nên tẻ nhạt và vai trò của gia đình dần bị đánh mất. Không thể phủ nhận vai trò của gia đình nhưng ít ai có thể có được những hành động đúng đắn để có thể níu kéo sự gần gũi giữa các thành viên trong gia đình.
Không có nhiều thời gian bên nhau
Ai cũng biết, việc gắn kết giữa bố mẹ và con cái vô cùng quan trọng. Tuy nhiên ngày nay, có rất nhiều lý do khiến con cái dần có khoảng cách tâm lý với bố mẹ của mình. Vậy, những lý do này là gì? Làm gì để có thể cải thiện tình hình này?
Chúng ta dễ dàng cảm thấy thân thiết với đồng nghiệp, bạn đại học… bởi họ là những người mà ta tiếp xúc nhiều nhất trong một ngày. Với nhịp sống nhanh và vội như hiện nay, bố mẹ và con cái ít có thời gian tiếp xúc với nhau. Có lúc, bố mẹ đi làm rất sớm, khi con còn đang ngủ. Và những đứa con trở về sau lớp học thêm là khi trời đã tối muộn. Bố mẹ đã an giấc để nghỉ ngơi cho ngày làm việc tiếp theo.
Khoảng cách sẽ ngày một lớn hơn nếu bố mẹ và con cái thường xuyên không tiếp xúc với nhau. Dần dần sẽ trở nên xa lạ và không có cách nào để hàn gắn khoảng trống đó.
Ít có cơ hội chia sẻ và cảm thông cho nhau đã làm gia tăng khoảng cách giữa các thành viên
Một trong những “hệ lụy” dễ thấy nhất khi bố mẹ và con cái ít tiếp xúc với nhau chính là mức độ tương tác, tâm sự và thấu hiểu nhau cũng dần giảm đi. Bố mẹ sẽ cảm thấy khó khăn khi lắng nghe và chia sẻ với tâm tư tình cảm của con. Và những đứa trẻ cũng khó mở lòng hơn. Để có thể nói cho bố mẹ nghe cảm xúc, suy nghĩ của mình. Dần dần, trẻ sẽ thu mình lại. Chọn cách tự chịu những suy nghĩ này hoặc tâm sự với người khác (thầy cô, bạn bè…) thay vì bố mẹ.
Sự phát triển của xã hội lao động cũng đã cướp đi khả năng chia sẻ cảm xúc của con người. Áp lực công việc khiến mọi người e dè hơn trong việc chia sẻ đời sống riêng tư.
Khoảng cách thế hệ là một vấn đề khó khăn để thu hẹp khoảng cách giữa cha mẹ và con cái
Khoảng cách thế hệ là một vấn đề diễn ra ở nhiều gia đình, đặc biệt là tại Việt Nam. Sự cách biệt về thế hệ thường dẫn đến tình trạng suy nghĩ, logic, góc nhìn của bố mẹ và con cái về một vấn đề nào đó hoàn toàn khác nhau.
Ví dụ, với bố mẹ, ngưng học Đại học là một điều không được phép. Hay rap chỉ là âm nhạc của “dân chơi”. Nhưng đối với con trẻ, chẳng có gì sai khi bỏ học để theo đuổi đam mê hay rap là một bộ môn nghệ thuật cần được tôn trọng.
Đi kèm với tình trạng ít tiếp xúc, ít chia sẻ. Bố mẹ và con cái sẽ ngày càng không thể thấu hiểu được suy nghĩ, cảm xúc của nhau. Đây chính là một lý do nghiêm trọng gây nên tình trạng xa cách giữa con cái và bố mẹ trong các gia đình.
Tuy nhiên, khoảng cách thế hệ chỉ là cái trừu tượng cho lý do con cái dần xa cách với bố mẹ. Trên thực tế, sẽ không còn khoảng cách thế hệ nữa. Nếu con cái không còn coi cha mẹ là những người khó tính và lỗi thời.
Sự áp đặt ý chí của bố mẹ lên con cái
Khi làm bố, làm mẹ, chúng ta thường có tâm lý “con nên nghe theo lời bố mẹ vì bố mẹ chỉ muốn tốt cho con”. Đôi lúc vì suy nghĩ này mà chúng ta áp đặt con của mình phải làm theo những gì mà mình yêu cầu. Con phải học trường Đại học này, không được mặc quần áo theo phong cách này…
Sự áp đặt quá mức của bố mẹ đôi khi sẽ phản tác dụng, khiến con cái không còn cảm nhận được tình thương của bố mẹ mà bắt đầu cảm thấy sợ hãi về những yêu cầu của bố mẹ, dần dần khiến con trở nên xa cách với bố mẹ của mình.
Khoảng cách tâm lý giữa bố mẹ và con cái là một vấn đề không hiếm gặp ở thời điểm hiện tại. Vậy, chúng ta cần phải làm gì để giải quyết tình huống này? Trước tiên, cả bố mẹ lẫn con cái đều cần phải thật bình tĩnh. Học cách mở lòng mình ra, chia sẻ và đón nhận sự chia sẻ. Ngoài ra, chúng ta nên dành thời gian để ở bên nhau nhiều hơn.
Thiếu sự tha thứ và tin tưởng giữa bố mẹ và con cái
Bố mẹ thay vì quát nạt, ép buộc con, cho rằng con còn nhỏ không biết gì; hãy lắng nghe xem vì sao con mình lại hành động như vậy. Học cách thông cảm với con và nhẹ nhàng phân tích nếu cảm thấy con đang đi sai hướng.
Con cái thay vì sợ hãi thì nên kính sợ bố mẹ. Và chia sẻ với bố mẹ diễn biến tâm lý của mình nhiều hơn. Hãy tâm sự cho bố mẹ về đam mê, sở thích của mình. Và nhờ bố mẹ định hướng cho cuộc sống của mình.
Để hóa giải được tình trạng xa cách giữa bố mẹ và con cái; trước tiên cần phải hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì. Tuy nhiên, dù lý do là gì, hãy nhớ rằng gia đình là món quà vô giá mà thượng đế ban tặng chúng ta. Hãy học cách trân trọng bạn nhé!
Nguồn: I-law.vn