Từ lâu người ta đã gọi ngân hàng với cái tên là cổ phiếu vua. Đúng thật vậy, hiện tại ngân hàng và doanh nghiệp đang là hai nguồn cổ phiếu lớn nhất của nước ta. Một phần là do nguồn lợi thu được từ hai ngành này là rất cao. Nhưng chủ yếu là do sự uy tín trong ngành. Thâm chí, ngân hàng đã soán ngôi của bất động sản trở thành nguồn trái phiếu lớn nhất nước ta. Tiếp tay cho việc này, hai ông lớn ngân hàng và doanh nghiệp vừa nhận nguồn vốn khổng lồ dồn vào thị trường trái phiếu của hai ngành này. Đánh dấu một năm thành công trái phiếu ngân hàng và doanh nghiệp.
Mục lục
Ngân hàng đã soán ngôi bất động sản trên thị trường trái phiếu
Theo cập nhật của VBMA, từ đầu tháng 4 đến hết ngày 4/5, trên thị trường TPDN ghi nhận 36 đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ trong nước, với tổng giá trị phát hành đạt trên 29.579 tỷ đồng. Đáng lưu ý, diễn biến thị trường TPDN cho thấy, trật tự huy động vốn có sự thay đổi, khi nhóm ngân hàng đã vươn lên đứng đầu, với tổng giá trị phát hành 15.189 tỷ đồng. Nhóm doanh nghiệp bất động sản tụt xuống vị trí thứ hai. Với tổng giá trị phát hành đạt hơn 10.940 tỷ đồng. Nếu như trong quý I/2021 chỉ có 2 ngân hàng là LienVietPostBank và VPBank tham gia phát hành trái phiếu, thì ngay đầu quý II gần chục ngân hàng tham gia thị trường.
Chẳng hạn, tại VIB, từ cuối tháng 4 tới nay, ngân hàng đã có 3 đợt phát hành TPDN, huy động được 4.000 tỷ đồng. VPBank cũng có 3 đợt phát hành trong tháng 5, trong đó 500 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 3 năm. Vào cuối tháng 4 ngân hàng này cũng huy động đựơc 4.000 tỷ đồng thông qua trái phiếu kỳ hạn 3 năm. Mới đây, VietinBank cũng thông báo phát hành thành công 2 lô trái phiếu. Trong đó, ngày 10/5, nhà băng này đã phát hành 1.500 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 8 năm. Cùng ngày nhà băng này cũng phát hành được 85 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 15 năm.
Các ngân hàng tăng cường huy động vốn
Các ngân hàng, doanh nghiệp ngoài việc phát hành cổ phiếu khi thị trường chứng khoán tăng mạnh cũng tiếp tục huy động vốn lớn bằng trái phiếu. Chẳng hạn ngân hàng ACB vừa công bố đã phát hành riêng lẻ 2.000 tỉ đồng trái phiếu cho 2 công ty chứng khoán trong nước. Số trái phiếu này có kỳ hạn 3 năm. Mệnh giá 1 tỉ đồng/trái phiếu. Lãi trái phiếu được trả định kỳ 1 năm với mức lãi suất 4%/năm. Đến ngày 10.5, ngân hàng TPBank cũng công bố phát hành xong 600 tỉ đồng trái phiếu. Trực tiếp cho công ty chứng khoán trong nước với lãi suất cố định 4,1%/năm. Ngày 12.5, TPBank tiếp tục phát hành 1.000 tỉ đồng trái phiếu cho một công ty chứng khoán. Kỳ hạn cũng là 3 năm với lãi suất chỉ 3,8%/năm.
Hay vào ngày 18.5, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) cũng phát hành 1.000 tỉ đồng trái phiếu kỳ hạn 2 năm. Với lãi suất cố định 3,8%/năm cho 2 công ty chứng khoán trong nước. Tiền lãi được trả sau, định kỳ 1 năm/lần. Đây là trái phiếu doanh nghiệp không chuyển đổi. Không kèm chứng quyền, không có tài sản bảo đảm. Còn VietinBank thì phát hành riêng lẻ 1.500 tỉ đồng trái phiếu vào đợt 1/2021. Và 85 tỉ đồng trái phiếu vào đợt 2/2021. Lãi suất trái phiếu của Vietinbank dao động gần 6,5 – 6,7%/năm cho kỳ hạn 8 năm và kỳ hạn 15 năm…
Ngân hàng và doanh nghiệp sẽ công bố trái phiếu trong năm nay
Ngoài các đợt phát hành thành công và huy động được hàng ngàn tỉ đồng. Nhiều ngân hàng, doanh nghiệp tiếp tục công bố kế hoạch phát hành trái phiếu trong năm nay. Ví dụ ngày 18.5, HĐQT ngân hàng HDBank đã chấp thuận chủ trương phát hành trái phiếu lần 1/2021 với tổng mệnh giá phát hành tối đa 11.500 tỉ đồng. Tương tự, HĐQT Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) đã có Nghị quyết về phương án phát hành trái phiếu với mục tiêu huy động tối đa 1.000 tỉ đồng.
Trước đó vào tháng 3, KBC vừa hút tiếp 400 tỉ đồng trái phiếu với lãi suất 10,5%/năm. Hay Công ty CP Đầu tư Văn Phú – Invest ( VPI) công bố Nghị quyết lấy ý kiến cổ đông. Bằng văn bản thông qua phương án phát hành tối đa 690 tỉ đồng trái phiếu chuyển đổi. Không chỉ có trái phiếu doanh nghiệp sôi động. Trái phiếu Chính phủ trong tháng 5 cũng được nhà đầu tư quan tâm. Từ đầu tháng 5 đến nay, Kho bạc Nhà nước đã huy động thành công 29.533 tỉ đồng so với con số gọi thầu 32.500 tỉ đồng. Con số huy động tăng hơn 3.000 tỉ đồng so với tháng 4. Tỷ lệ trúng thầu tăng hơn 90% trong khi trước đó có nhiều phiên tỷ lệ này chỉ khoảng 20 – 30%.
Lãi suất thấp là động lực thúc đẩy cả thị trường
Theo Báo cáo Thị trường trái phiếu doanh nghiệp của SSI Research, dự báo trong năm 2021. Lượng trái phiếu doanh nghiệp dưới hình thức phát hành ra công chúng. Sẽ cải thiện nhưng phát hành riêng lẻ sẽ vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu. Môi trường lãi suất thấp vẫn là động lực cơ bản. Để thúc đẩy cả thị trường sơ cấp và thứ cấp trái phiếu doanh nghiệp tăng trưởng…
Nguồn: thanhnien.vn