Bệnh sởi là một trong những bệnh xảy ra theo mùa trong năm, bệnh có biến chứng nặng và khó điều trị. Theo các chuyên gia, bệnh sởi dễ lây nhiễm qua môi trường sống, tiếp xúc giữa các bệnh nhân. Thế nên, cách phòng bệnh sởi tốt nhất là tiêm vắc-xin chủ động để tạo miễn dịch tốt với vi rút gây bệnh. Từ đó, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh sởi. Đối với các bé, có thể áp dụng tiêm phòng theo độ tuổi để đạt miễn dịch tốt nhất. Còn với bà bầu và người lớn thì cân nhắc tiêm mũi sởi – rubella – quai bị.
Mục lục
Cách phòng sởi bệnh sởi hiệu quả bằng vắc-xin
Từ năm 2000, hơn 21 triệu người được cứu sống nhờ tiêm phòng sởi. Tuy nhiên phong trào chống vắc xin đã gây bùng phát dịch sởi trở lại từ năm 2006. Mỗi năm ước tính có trên 1.000.000 người tử vong, hàng chục nghìn người mù lòa do sởi. Vậy có những cách phòng tránh bệnh sởi nào?
Sởi là bệnh truyền nhiễm đã có phòng tránh đặc hiệu bằng vắc xin. Vắc xin sởi có nguồn gốc virus sởi sống giảm độc lực, được tiêm vào cơ thể để tạo miễn dịch thụ động chống sởi. Bởi vậy, lần sau, khi tiếp xúc với virus sởi, cơ thể đã có sẵn miễn dịch chống lại sởi. Đáp ứng miễn dịch phụ thuộc vào đặc điểm miễn dịch, tình trạng sức khỏe từng người, chất lượng vắc xin và kỹ thuật thực hành tiêm chủng. Cho nên hiệu quả của vắc xin không phải hoàn toàn 100%. Tuy nhiên, vắc xin sởi làm giảm nguy cơ biến chứng nặng nguy hiểm tính mạng. Đặc biệt có ý nghĩa ở trẻ nhỏ và phụ nữ có thai.
Bệnh sởi thường diễn biến qua các giai đoạn sau:
- Giai đoạn ủ bệnh: 7- 21 ngày, trung bình 10 ngày
- Giai đoạn khởi phát (giai đoạn viêm long) 2 – 4 ngày: sốt cao, viêm long đường hô hấp trên, viêm kết mạc. Đôi khi có viêm thanh quản cấp. Có thể có hạt Koplik phía trong miệng ngang hàm trên.
- Giai đoạn toàn phát 2-5 ngày: Sau sốt 3-4 ngày người bệnh phát ban hồng rát sẩn từ sau tai, trán xuống ngực, lưng. Và cuối cùng xuống tới đùi và bàn chân.
- Giai đoạn hồi phục: Ban nhạt màu chuyển sang màu xám. Bong vảy để lại vết thâm, vằn da hổ và mất dần
Đôi điều cần biết về lịch tiêm phòng vắc-xin sởi
Vắc xin sởi đã được đưa vào chương trình tiêm chủng quốc gia và hoàn toàn miễn phí. Có hai loại vắc xin sởi là vắc xin sởi đơn và vắc xin sởi kết hợp hay còn gọi là mũi sởi 3 trong 1 (sởi-quai bị-rubella MMR). Vắc xin sởi đơn được tiêm hai mũi. Mũi đầu là lúc trẻ 9 tháng tuổi và mũi thứ hai lúc trẻ 12 tháng. Hiệu quả mũi đầu 85%, mũi hai là 95%.
Ngày nay, nhiều phụ huynh thắc mắc vì sao trẻ không được tiêm mũi sởi 9 tháng. Đó là bởi vì vắc xin sởi hiện được sử dụng là dạng kết hợp với vắc xin quai bị và rubella (MMR). Tiêm mũi sởi 3 trong 1 lần đầu là lúc trẻ 12 tháng tuổi. Chính vì vậy, không còn chích ngừa sởi 9 tháng. Mũi thứ hai cách đó 28 ngày. Các mũi tăng cường có thể tiêm lúc trẻ 4-6 tuổi. Phụ nữ mong muốn có thai nên tiêm 2 mũi MMR trước khi mang thai ít nhất 2 tháng. Nếu đã mang thai và có yếu tố nguy cơ cao thì cân nhắc mũi sởi đơn.
Vắc-xin sởi – quai bị – rubella MMRII ( Mỹ) được chỉ định để phòng chống cả 3 bệnh là sởi, quai bị, rubella cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên. Vắc-xin sẽ được tiêm mũi đầu tiên vào khoảng tháng 12-15 hoặc muộn hơn để tránh tương tác với kháng thể từ mẹ truyền sang con. Mũi tiêm nhắc lại vào độ tuổi 4-6 tuổi hoặc sớm hơn nếu có dịch xảy ra có tác dụng củng cố miễn dịch cho đứa trẻ nếu trẻ chưa đáp ứng với mũi tiêm trước.
5 cách phổ biến phòng bệnh sởi hiệu quả
- Giữ gìn vệ sinh thân thể. Không chùi mắt, mũi, da bằng tay bẩn.
- Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước hoặc dung dịch rửa tay nhanh chứa từ 60% cồn trở lên.
- Ho, hắt xì vào giấy ăn hoặc nếp gấp cánh tay.
- Cách ly người bệnh sởi trong phòng riêng, hạn chế tiếp xúc gần. Người bệnh và người chăm sóc, tiếp xúc với người bệnh cần đeo khẩu trang y tế.
Nguồn: Thaythuocvietnam.vn