z-lib z-lib singlelogin official z lib domain
Top thực phẩm phòng bệnh thiếu máu vừa rẻ vừa hiệu quả
Phương Pháp Phòng Bệnh Sức Khỏe

Top thực phẩm phòng bệnh thiếu máu vừa rẻ vừa hiệu quả

8 phút, 3 giây để đọc.

Muốn phòng bệnh thiếu máu không quá khó. Với những thực phẩm giàu sắt hữu cơ tự nhiên, bạn hoàn toàn có thể làm chủ lượng sắt trong cơ thể. Bạn nên đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ những loại thực phẩm cực tốt này. Từ đó, bổ sung thường xuyên chúng trong thực đơn ăn uống hàng ngày của mình. Như thế, bạn sẽ chẳng lo lắng về tình trạng thiếu máu và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Sử dụng thực phẩm giàu sắt còn giúp cơ thể dễ hấp thu và hạn chế táo bón.

Bơ đậu phộng

Bơ đậu phộng

 

Tình trạng thiếu máu do thiếu sắt đang ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Đặc biệt là đối với các chị em phụ nữ đã từng sinh con. Nhiều người phải đã phải nghỉ dưỡng hoặc bỏ tiền đầu tư các loại thực phẩm chức năng. Nhưng đều không hiệu quả.  Những người đang gặp tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Bạn nên lưu ý tự bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt vào khẩu phần ăn hàng ngày của mình. Nếu bạn vẫn chưa biết món nào cung cấp hàm lượng sắt dồi dào thì bơ đậu phộng chính là gợi ý tuyệt vời.

Các chuyên gia dinh dưỡng đã thống kê được: Chỉ khoảng 2 thìa cà phê bơ đậu phộng đã cung cấp cho chúng ta tới 0,6 mg sắt. Loại thực phẩm này thích hợp để dung nạp hàng ngày như một món ăn kèm. Hiện nay chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy các loại bơ đậu phộng tại cửa hàng tiện lợi. Hoặc siêu thị và giá thành tương đối phải chăng.

Tuy nhiên các bạn độc giả cũng cần lưu ý rằng một số người bẩm sinh đã dị ứng với món ăn này. Trong trường hợp bạn chưa thử ăn bơ đậu phộng bao giờ thì nên thử một lượng nhỏ xem cơ thể có phản ứng nào không. Rồi mới chính thức thêm vào khẩu phần dinh dưỡng. Chúng ta cũng có thể sử dụng đậu phộng rang để đổi vị sau thời gian dài ăn bơ đậu phộng mà không lo mất nguồn sắt đặc biệt này nhé!

Sử dụng các loại thịt có màu đỏ

Thịt đỏ luôn là thực phẩm được khuyên dùng đối với các trường hợp thiếu máu do thiếu sắt. Theo tính toán của các chuyên gia, nhóm thịt đỏ giàu sắt nhất lần lượt là thịt cừu, thịt bò rồi mới đến các loại thịt khác. Trung bình một lá gan bò có thể cho chúng ta tới 600% nhu cầu sắt người bình thường cần dung nạp trong ngày.

Hàm lượng sắt có trong các loại thịt đỏ còn đặc biệt ở chỗ chúng được tìm thấy dưới dạng phức hợp. Các phức hợp này được đặt tên là heme-sắt. Đây là dạng sắt mà cơ thể con người dễ hấp thụ nhất. Cùng với hàm lượng B12 dồi dào, thịt đỏ rất nên có mặt trong khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày của chúng ta.

Ưu tiên củ cải đường trong thực đơn

Ưu tiên củ cải đường trong thực đơn

Có lẽ củ cải đường chính là loại rau quen thuộc đối với phần lớn các bệnh nhân thiếu máu. Trong nhiều năm liền, các bác sĩ huyết học vẫn luôn đề cao khả năng cải thiện sức khoẻ máu cho các bệnh nhân. Nhờ hàm lượng sắt cao tự nhiên của mình, loại rau này có thể hỗ trợ cơ thể chúng ta sản sinh ra các tế bào hồng cầu mới. Thậm chí nhiều nghiên cứu uy tín còn chỉ ra rằng ăn củ cải đường thường xuyên sẽ cải thiện việc vận chuyển oxy trong cơ thể. Củ cải đường được xem như “người bạn tốt nhất” dành cho bệnh nhân thiếu máu

Tăng cường ăn cải bó xôi

Thời gian gần đây cải bó xôi thường xuyên được phái đẹp truyền tai nhau công dụng tăng cường tuần hoàn máu, sản sinh hồng cầu cho cơ thể. Rất nhiều chị em đã sử dụng loại rau này hàng ngày sau khi sinh con để phục hồi cơ thể. Vậy công dụng của cải bó xôi có đúng như nhiều người vẫn nghĩ? Câu trả lời được đưa ra là CÓ.

Một đĩa cải bó xôi luộc cho chúng ta khoảng 3,2 mg sắt, tương đương với gần 20% nhu cầu sắt cho một người phụ nữ khỏe mạnh. Đây thực sự là “công thần” cho các trường hợp người bệnh thiếu máu do thiếu sắt hiện nay. Bên cạnh việc cung cấp lượng sắt dồi dào, người ta còn tìm thấy lượng lớn canxi, vitamin A, E, C, B9 và cả chất xơ. Đây đều là các vitamin và khoáng chất thiết yếu cho hoạt động sống hàng ngày. Có thể nói đây là loại rau đáng dung nạp top đầu dành cho tất cả mọi người.

Bổ sung trứng vào thực đơn cho người bị bệnh thiếu máu

Trứng vẫn thường được biết đến như nguồn protein dồi dào. Thế nhưng đây còn là loại thực phẩm giàu sắt và chất chống oxy hoá. Trung bình mỗi quả trứng vịt sẽ cho chúng ta khoảng 1 mg sắt. Sắt này sẵn sàng để bổ sung trực tiếp vào cơ thể đang cần cải thiện số lượng hồng cầu. Ngoài ra, các chất chống oxy hoá có trong trứng còn cải thiện khả năng tích trữ. Và tối ưu các vitamin quan trọng để cải thiện lưu thông máu. Hãy bổ sung trứng vào khẩu phần ăn hàng ngày để cải thiện tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.

Bổ sung trứng vào thực đơn cho người bị bệnh thiếu máu

Sử dụng đậu nành mỗi ngày

Hạt đậu nành nguyên chất cho chúng ta 2 nguồn dưỡng chất quan trọng bao gồm sắt và các vitamin. Hàm lượng sắt có trong loại hạt này luôn được đánh giá rất cao. Vì sự dễ hấp thu và thân thiện với đường ruột. Cứ 100g sữa đậu nành sẽ cho chúng ta khoảng 0,6 mg sắt. Trong khi đó một bát đậu nành nguyên hạt. Thậm chí còn cung cấp đến 8,8 mg sắt. Đây là 49% tổng lượng sắt được WHO khuyến nghị một người trưởng thành nên tiếp nạp mỗi ngày.

Ngoài lượng sắt dồi dào, đậu nành còn sở hữu protein, magie, canxi và phốt pho. Đặc biệt thích hợp sử dụng cho phái đẹp để điều tiết hormone cơ thể, giữ dáng, đẹp da.

Phòng bệnh thiếu máu bằng mật ong

Nếu bạn đang bị thiếu máu do thiếu sắt hãy sớm cân nhắc việc bổ sung mật ong vào khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày nhé! Mật ong luôn được biết đến như loại thực phẩm tốt cho sức khoẻ. Và nó vừa được các tổ chức y tế công nhận khả năng cung cấp sắt vượt trội. 100g mật ong cho người uống khoảng 0,42 mg sắt. Nó có thể giúp chúng ta cải thiện nhanh chóng các triệu chứng thiếu máu. Như cơ thể mỏi mệt, thường xuyên hoa mắt, chóng mặt, đau đầu,…

Theo các chuyên gia, khi vào trong cơ thể, mật ong có khả năng hỗ trợ tích tụ sắt trong máu. Nhờ lượng mangan dồi dào. Ngoài ra, nó còn đảm bảo sự cân bằng giữa các huyết sắc tố với hồng cầu máu.

Lưu ý, chúng ta có thể sử dụng mật ong với hầu hết các loại thực phẩm hoặc đồ uống. Nhưng cần tuyệt đối tránh pha trà với mật ong. Lý do là vì trong trà có một hợp chất có thể ức chế quá trình hấp thụ sắt trong cơ thể. Nếu sử dụng trà mật ong thường xuyên, tỷ lệ hấp thu sắt của bạn có thể giảm xuống chỉ còn khoảng 50 – 60%.

Phòng bệnh thiếu máu bằng mật ong

Tạm kết

Sắt là một trong những chất vi lượng có vai trò quan trọng bậc nhất có mặt trong hầu hết các tổ chức của cơ thể như: Trong hemoglobin (Hb), myoglobin và một số enzym. Sắt tham gia các quá trình chuyển hóa như vận chuyển ôxy, tổng hợp DNA, vận chuyển electron… Ở người bình thường, 90-95% lượng sắt trong cơ thể được tái sử dụng từ nguồn sắt. Do hồng cầu già bị phá hủy và giải phóng ra, có 5 – 10% (1-2mg) lượng sắt được bài tiết qua nước tiểu, mồ hôi, phân. Để bù lại lượng sắt mất đi, cơ thể nhận thêm sắt từ thức ăn, quá trình hấp thu sắt diễn ra chủ yếu ở dạ dày, hành tá tràng và đoạn đầu hỗng tràng.

Khi có các triệu chứng của bệnh thiếu máu thiếu sắt người bệnh nên tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị đúng cách giúp cho tình trạng bệnh nhanh chóng được cải thiện. Người bệnh không nên tự ý dùng thuốc bổ sung sắt mà không có chỉ định của bác sĩ. Vì có thể làm cho cơ thể quá tải sắt gây nguy hiểm. Vì khi đó lượng sắt dư thừa có thể gây tổn thương gan. Và gây ra các biến chứng nguy hiểm khác.

Trên đây là top 7 loại thực phẩm có ích nhất cho các trường hợp thiếu máu do thiếu sắt mà các bạn độc giả có thể tham khảo. Bạn có thể bổ sung các nhóm thực phẩm trên vào bữa ăn hàng ngày ngay từ hôm nay. Để cải thiện số lượng hồng cầu trong cơ thể nhé.

Nguồn: Medlatec.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *