z-lib z-lib singlelogin official z lib domain
mẹo ít ai biết
Gia Đình Mẹo Vặt Gia Đình

Thói quen xấu khiến tiền điện tăng cần loại bỏ

3 phút, 57 giây để đọc.

Bạn có nhận thấy hóa đơn điện nước hàng tháng cao hơn bình thường ở nhà của bạn không? Có rất nhiều lý do khiến hóa đơn điện nước của bạn có thể tăng. Nhưng cũng có rất nhiều hành động mà bạn có thể thực hiện để giảm hóa đơn một cách hiệu quả. Thủ phạm có thể là thói quen năng lượng mà bạn có thể không nhận ra. Kiểm tra một số thói quen năng lượng xấu phổ biến nhất mà chủ nhà mắc phải có thể gây ra hóa đơn năng lượng cao hơn. Có khả năng bạn sẽ sử dụng các thiết bị của mình lâu nhất có thể, thay thế chúng sau khi chúng bị hỏng. Cùng tìm hiểu các thói quen khiến tiền điện tăng nhanh để khắc phục vấn đề này sớm nhất có thể.

Bình nước nóng được bật cả ngày cũng gây tốn điện

Nhiều người không biết rằng bình nước nóng là thiết bị “ngốn” rất nhiều. Khi sử dụng bình nóng lạnh liên lục, đồng đồ điện sẽ chạy rất nhanh. Thế nhưng một số gia đình có thói quen bật bình nóng lạnh cả ngày ngay cả khi không dùng đến. Đây là một sự lãng phí lớn. Bình nóng lạnh có cơ chế tự ngắt khi nước đạt nhiệt độ yêu cầu. Tuy nhiên, bình nóng lạnh không phải bình giữ nhiệt, nước sẽ nguội dần đi theo thời gian. Khi nước nguội, bình sẽ tự đóng điện trở lại để làm nóng nước. Như vậy, một lượng điện lớn đã bị tiêu hao trong khi không có người sử dụng. 

Máy điều hòa được bật tắt liên tục

Điều hòa nhiệt độ là nguyên nhân khiến tiền điện tăng nhanh trong những ngày nắng nóng. Ai cũng biết rằng dùng điều hòa tốn điện hơn quạt. Tuy nhiên, nếu biết dùng đúng cách, chúng ta vẫn có thể tiết kiệm một lượng điện đáng kể.

mẹo tiết kiệm tiền điện

Nhiều người có thói quen tắt máy điều hòa ngay khi cảm thấy phòng đủ mát. Đến khi thấy nóng lại bật quạt trở lại. Việc làm này khiến điều hòa tiêu hao nhiều điện hơn. Khi bật – tắt liên tục, điều hòa phải khởi động nhiều lần và bắt đầu quy trình làm lạnh phòng lại từ đầu. Như vậy sẽ tốn điện hơn rất nhiều. Ngoài ra, nó còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Do sự thay đổi nhiệt độ phòng liên tục. Nhiều người có thói quen để nhiệt độ sâu 16 – 20 độ C để làm lạnh nhanh cho phòng. Tuy nhiên thì hiệu quả chưa thấy mà tiêu tốn điện năng thì quá nhiều. Vì khi bạn đặt nhiệt độ quá thấp. Điều hòa sẽ phải chạy nhiều hơn để duy trì nhiệt độ ở mức cài đặt.

Thời gian cắm cơm lâu dù chưa ăn

Bạn chỉ nên cắm cơm gần giờ ăn (cách lúc ăn khoảng 45 phút) và ăn ngay sau khi nấu. Nhiều gia đình có thói quen cắm cơm rất sớm, trước bữa ăn đến vài tiếng, có lúc cắm nồi ở chế độ giữ ấm cả ngày. Việc ủ cơm như vậy rất tốn điện năng và làm cơm không ngon.

Tủ lạnh trống hay đầy thức ăn cũng gây tốn điện

Tủ lạnh trống sẽ tiêu hao điện năng để duy trì nhiệt độ thấp mà không phục vụ mục đích bảo quản thực phẩm. Như vậy, bạn đã lãng phí một nguồn điện năng lớn. Còn khi chất quá nhiều đồ ăn bên trong, tủ lạnh sẽ phải hoạt động liên tục để làm mát và duy trì mức nhiệt độ ổn định. Sự lưu thông khí trong tủ kém dẫn đến hiệu quả làm lạnh không đạt yêu cầu khiến thực phẩm không được bảo quản tốt mà tủ lại tốn điện nhanh hỏng.

mẹo vặt cần biết

Các thiết bị điện tuy không dùng vẫn không rút ra

Bạn có thể có thói quen cắm điện các thiết bị điện tử của mình để chúng sẵn sàng sử dụng khi bạn cần. Thật không may, ngay cả khi không sử dụng, thiết bị của bạn đang sử dụng một lượng lớn năng lượng. Theo nghiên cứu, các thiết bị điện như tivi, quạt… Khi không sử dụng vẫn có thể tiêu hao điện năng. Dù lượng điện tương đối nhỏ nhưng nhiều thiết bị trong nhà có thể khiến gia đình tốn một khoản kha khá. Do đó, khi không sử dụng, bạn nên rút phích cắm của các thiết bị cũng là một mẹo tiết kiệm điện hiệu quả. Điều này còn hạn chế được tình trạng chập điện và cháy nổ.

Nguồn: suckhoe.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *