z-lib z-lib singlelogin official z lib domain
Những điều cha mẹ nên làm khi trẻ nhút nhát
Gia Đình Lối Sống

Cha mẹ nên làm gì khi con trẻ nhút nhát?

3 phút, 57 giây để đọc.

Gia đình khi có con cái sẽ là sợi dây ràng buộc hạnh phúc tổ ấm. Thế nhưng, vấn đề chăm sóc con cái đôi khi lại là một điều gì đó phức tạp đối với các bậc phụ huynh. Khi con trẻ nhút nhát sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống gia đình. Sẽ có ít cuộc trò chuyện giữa cha mẹ và con cái, con không lanh lợi, hoạt bạt,… Tất cả điều này có thể làm cho cuộc sống gia đình trở nên ảm đạm và kéo theo nhiều cuộc cãi vã giữa những bậc cha mẹ.

Cha mẹ sẽ là người đồng cảm, dễ dàng để trẻ chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ

Cha mẹ nên chia sẻ, đồng cảm với con cái

Nghe có vẻ ngược, bạn muốn trẻ tiến về phía trước, dõng dạc mỉm cười “Con chào cô chú ạ!”, hoặc hăng hái hòa nhập với bạn bè. Ý muốn đó thôi thúc bạn giục trẻ: “Con đừng có ngại nữa!”, “Sao con cứ bám lấy mẹ thế nhỉ! Các bạn con có ai không tự chơi đâu!”. Nếu bạn đẩy bé ra xa khi bé chưa sẵn sàng thì càng làm bé lo lắng, hoảng sợ hơn. Bé có thể khóc lóc, phản ứng ôm bố mẹ dữ dội hơn.

Cách tốt nhất là bố mẹ trò chuyện cởi mở công nhận cảm xúc của bé. Lời nói ân cần giúp bé thấu hiểu cảm xúc và cách phản ứng của mình là bình thường.

Thường xuyên nói chuyện với con trẻ bằng những hình ảnh lạc quan trong tương lai

Khi đưa bé đến nhiều nơi và tiếp xúc với nhiều người thì đây là bước chuẩn bị tốt giúp bé hình dung rõ ràng địa điểm, thời gian, và những người bé sẽ gặp. Bố mẹ càng mô tả chi tiết bao nhiêu, bé sẽ càng dễ thích nghi bấy nhiêu. Bạn có thể kể với bé một kỷ niệm nào đó liên quan giữa bé và những người con sẽ gặp.

Tạo không khí đối thoại chủ động với con để kích thích giao tiếp

tạo không khí đối thoại chủ động

Bác sỹ tâm lý người Mỹ Barbara, từng gợi ý bố mẹ: Khi bạn đang chơi vui vẻ với bé, hãy hỏi bé: “Khi ai đó hỏi rằng: “Tên của con là gì?; con hãy nói rằng: “Samira ạ”. Bây giờ chúng ta sẽ thực hành nhé. Khi mẹ hỏi tên của con là gì, thì con sẽ nói gì nào?”. Luyện tập với bé mỗi ngày cho đến khi bé phản ứng tự động.

Quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng và ước muốn của con bằng cách hỏi han thường xuyên

Nếu như 3 gợi ý trên là giải pháp đối với trẻ nhút nhát thì gợi ý 4 là chiến lược thực hiện đối với mọi trẻ. Trẻ tự tin, tự lập vì được tôn trọng, được trao sức mạnh để quyết định các vấn đề thuộc về con và cả gia đình.

Sử dụng những câu đơn giản, hay dùng để con luyện phản xạ giao tiếp “Con thích ăn gì vào tối nay? Ăn cơm hay mì nhỉ” – “Con thích mặc áo siêu nhân xanh hay áo cá Nemo vàng” – “Con thích đi công viên hay đi sở thú?”

Khi đến một địa điểm, những câu hỏi rất hữu ích để bé chủ động hơn: “Con thích ngồi gần cửa sổ hay là ở chỗ bàn rộng kia?” – “Con thích tự gọi đồ hay mẹ sẽ hỗ trợ con?” – “Con thích đi lấy đồ ăn với mẹ không?”

Hay đưa ra các câu hỏi để bé nêu ý kiến, cảm nhận; kiên nhẫn lắng nghe bé nói dù bé diễn đạt chưa tốt, nhiều đoạn “ờ, à” câu giờ.  “Kể về các tiết mục xiếc hôm nay cho bố/mẹ nghe với nào?”; “Hôm nay con đi chơi với ông bà những gì thế? 

Luôn khuyến khích, động viên con trẻ trong mọi hoàn cảnh

Luôn khuyến khích, động viên con cái

Khen ngợi khiến bé vui, nhưng khen để tạo động lực cho bé tiếp tục lặp lại điều tốt cần cụ thể. Đây cũng là cách mà các bậc cha mẹ dễ làm. Để khuyến khích con cái của họ vượt qua nỗi sợ. Cũng như tự tin hơn vào bản thân trong mọi hoàn cảnh. Khuyến khích và khen ngợi con cũng cần có chừng mực, tránh tình trạng gây cho con cảm giác ảo tưởng và mọi việc luôn suôn sẻ.

Cách duy nhất để cha mẹ khích lệ con cái đó là hỏi thăm con của mình thường xuyên. Khi ấy, chúng sẽ cảm thấy có động lực và luôn có gia đình ở bên cạnh để hoàn thành tốt nhất mọi nhiệm vụ.

Nguồn: Giadinh.net.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *