z-lib z-lib singlelogin official z lib domain
Chuyển quyền thừa kế cho con cái
Gia Đình Lối Sống

Đâu là thời điểm thích hợp để chuyển quyền thừa kế?

4 phút, 24 giây để đọc.

Trong xã hội pháp luật đang được thượng tôn, việc viết di chúc thừa kế là hết sức cần thiết. Đối với nhiều gia đình Việt, việc viết di chúc không quá phổ biến. Nhưng thời gian gần đây, càng nhiều người quan tâm đến vấn đề này. Khi giới trung lưu ở Việt Nam gia tăng đáng kể, số tài sản họ sở hữu cũng không hề nhỏ. Do đó, họ cần có một hàng rào pháp lý. Giúp đảm bảo số tài sản của mình chắc chắn thuộc về các con của mình. Nhưng không phải ai cũng biết, khi nào là thời điểm thích hợp để trao quyền thừa kế cho các con? Bài viết dưới đây sẽ là một góc nhìn giúp bạn tham khảo thêm về vấn đề này.

Khi nào nên chuyển quyền thừa kế cho các con

Khi nào nên chuyển quyền thừa kế ?

Có rất nhiều người tiết kiệm từng xu cho tuổi già. Và chờ tới trước lúc chết mới cho con thừa kế. Nhưng theo các chuyên gia không nên làm vậy.

Tờ Wall Street Journal đã mời ba cố vấn tài chính thảo luận về những vấn đề này; gồm Michael Garry, người sáng lập Yardley Wealth Management. Chuyên gia phân tích tài chính ly hôn Jacqueline B. Roessler và Tony Walker, một chuyên gia lập kế hoạch nghỉ hưu.

Chuyên gia Michael Garry cho rằng, cha mẹ nên tiết kiệm tiền khi còn sống. Và không tiết kiệm nhiều hơn mức cần thiết để đảm bảo tài chính cho mình. Hãy giúp con, thậm chí cháu, vào thời điểm chính xác mà họ cần tiền nhất. Chứ không phải dựa vào ngày mất ngẫu nhiên. Mức độ cho bao nhiêu phụ thuộc vào khả năng mà bạn có.

Chuyên gia phân tích tài chính ly hôn Roessler cho rằng, việc cho lúc nào phụ còn phụ thuộc vào tình hình tài chính của bên cho, cũng như bên nhận. Nhưng trước tiên, cần đảm bảo có đủ nguồn lực. Để trang trải các nhu cầu tài chính của bản thân. Bao gồm bất kỳ chi phí chăm sóc dài hạn.

Chuyên gia lập kế hoạch nghỉ hưu Walker nhận thấy có quá nhiều người tiết kiệm từng xu cho đến ngày chết. Thay vì tiêu tiền của họ lúc còn sống. “Có một thực tế đang diễn ra trong các khách hàng của tôi khi tôi nghiên cứu về chủ đề tiết kiệm quá nhiều cho tương lai, đó là rất nhiều người có mối lo không biết con cái có trách nhiệm với số tiền họ tặng không. Chỉ có một cách để tìm ra, là ném khúc xương ngay bây giờ để xem con cái xử lý thế nào”, Walker nói.

Sự phát triển của kinh tế – xã hội đã làm thay đổi quan điểm về thời gian chuyển quyền thừa kế

Đại dịch đang dần khiến một số người thay đổi. Tại Mỹ, những người trung niên có nhiều cổ phiếu và bất động sản đã tăng trong năm qua. Ngược lại tình hình tài chính của người trẻ đang ảm đạm. Đại dịch cũng khiến họ nhận ra cuộc sống vô thường. Một số khách hàng của Roessler đang có mong muốn giúp đỡ con họ sớm hơn kế hoạch trước đây.

Những thay đổi về điều kiện kinh tế - xã hội đã làm thay đổi quan điểm về chuyển nhượng tài sản

Theo Walker, để ngăn con cái ỷ lại thì trước khi bắt đầu tặng thừa kế; phải nói chuyện thẳng thắn về tài chính của họ với con cái. Không cần phải công khai tất cả số tiền bạn có. Nhưng cần phải thẳng thắn với con cái. Về cách các khoản đang hoạt động thế nào. Đây là cách tốt nhất để giúp các thế hệ thừa kế hài lòng với những gì họ sắp nhận được.

Chuyên gia Garry cũng nói, việc tránh “trở thành ngân hàng” sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu đứa trẻ biết món quà dành cho có một mục đích cụ thể, chẳng hạn như thanh toán bảo hiểm y tế của chúng, hoặc khoản vay sinh viên hoặc để đặt cọc vào một bất động sản.

Cần cân nhắc tài sản sẽ chuyển quyền thừa kế cho các con

Theo Roessler, một số sai lầm phổ biến mà các bậc cha mẹ mắc phải khi quyết định chuyển của cải cho con cái, đó là cho nhiều hơn khả năng. Nhiều vấn đề sẽ phát sinh. Nếu việc giải quyết tài sản quá lớn hoặc không minh bạch cho cả hai bên.

Còn theo Garry thì nhược điểm lớn nhất khi tặng quà cho con là không nói gì. Garry vẫn nhớ một khách hàng, trước khi đến gặp ông đã có mối quan hệ căng thẳng với con trai và con dâu. Người cha đã tặng quà cho các con mỗi mùa Giáng sinh nhưng lại không thảo luận gì với con, ngoài câu chúc “Giáng sinh vui vẻ”. Sau 3-4 lần năm được nhận quà, hai con của ông mong đợi vẫn được quà trong các năm tiếp theo. Thế nhưng người cha thôi tặng mà cũng không nói gì. Mối quan hệ cha con trở nên căng thẳng. Chỉ đến khi họ biết cha không còn khả năng tài chính thì mối quan hệ được hàn gắn.

Nguồn: Vnexpress.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *