Bệnh cúm mùa rất dễ gặp phải khi thời tiết thay đổi thất thường. Đặc biệt, bệnh gây nên nhiều bệnh vắt ở trẻ em và khó điều trị dứt điểm. Bạn có thể phòng bệnh cúm mùa cho cả gia đình bằng các thực phẩm sẵn có trong gian bếp. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ mách bạn phòng cúm mùa bằng tỏi, gừng, rau thơm… Ngoài ra, uống mật ong hàng ngày cũng giúp bạn tăng đề kháng, giảm bệnh khi thời tiết thay đổi. Bạn cũng nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin C nhé.
Mục lục
Phòng bệnh cúm mùa với tỏi trong thực đơn
Từ lâu, Tỏi đã được sử dụng là một loại dược liệu trong nhiều thế kỷ nhờ tác dụng “thần kỳ” trong việc kháng khuẩn, kháng virus. Nó có thể chống nấm, kích thích hệ miễn dịch và có thể chữa bệnh. Trong thành phần của tỏi có những chất giúp hệ miễn dịch đánh bại vi khuẩn. Tỏi có chứa hợp chất gọi là alliin. Khi ta nghiền hay nhai tỏi, chất này chuyển thành allicin. Chính allicin là chất khiến cho tỏi có mùi vị khá đặc trưng.
Ngoài ra allicin có thể chuyển hóa thành những thành phần có tác dụng chữa bệnh. Những thành phần này khuếch đại các đáp ứng chống lại bệnh tật của các tế bào bạch cầu trong cơ thể. Các tế bào này rất quan trọng khi virus xâm nhập vào cơ thể. Đặc biệt là các virus gây cảm lạnh hoặc cảm cúm. Tỏi có thể được nghiền, nhai hoặc thái lát mỏng để tạo ra allicin. Chất này giúp tăng cường cho hệ miễn dịch.
Theo đông y, tỏi có vị cay, ấm, có tác dụng trong tiêu hóa, hô hấp, giải độc… Do đó, chị em hãy thêm tỏi vào các món ăn hàng ngày để tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe, chữa ốm yếu và mệt mỏi. Ngoài ra, theo kinh nghiệm dân gian, tỏi có tác dụng hành khí. Vì vậy, khi đi ngủ bạn có thể đặt tỏi dưới gối ngủ để giúp khí huyết lưu thông. Ổn định huyết áp, giảm đau nhức cơ tạo điều kiện cho bạn có một giấc ngủ ngon, cơ thể khỏe mạnh hơn.
Gừng – Làm ấm cơ thể, phòng bệnh cúm mùa
Gừng là một gia vị trong rất nhiều các món ăn hoặc chúng ta cũng có thể uống trà gừng. Nhưng công dụng của gừng thì không phải ai cũng biết. Gừng giúp giảm viêm, giảm đau họng, giảm cảm giác buồn nôn, giảm các triệu chứng đau,… Gừng chứa các acid glutamic, glycine, serin, acid aspartic, zingiberol, aldehyde,… có tác dụng đặc biệt trong dưỡng sinh và phòng bệnh. Sau đây là một số bài thuốc và món ăn trị cảm lạnh, bệnh đường hô hấp từ củ gừng.
Gừng là một gia vị rất quen thuộc. Và hầu như lúc nào cũng có sẵn ở ngăn bếp của các bà nội trợ. Gừng không những thêm hương vị cho món ăn mà còn giúp cơ thể tiêu hóa và hấp thụ thức ăn dễ dàng. Từ lâu nhân dân có câu: “Buổi sáng ăn 3 lát gừng còn hơn uống cốc sâm”. Mỗi ngày ăn 3 lát gừng khỏi phải mời thầy thuốc đến nhà”…
Giống như tỏi, Gừng có vị cay, tính ấm. Nó giúp giảm viêm, giảm đau họng, giảm cảm giác buồn nôn, giảm các triệu chứng đau, hỗ trợ tiêu hóa. Và làm chậm quá trình tạo cholesterol. Khi cơ thể bị lạnh, một tách trà gừng có thể giúp làm ấm bụng, trừ hàn, trị cảm…
Ưu tiên sử dụng các loại rau thơm
Các loại rau thơm như mùi, thì là, húng tây, tía tô, bạc hà, kinh giới, húng quế, diếp cá, rau răm, xạ hương… không chỉ làm cho các món ăn thêm hấp dẫn, mà còn góp phần không nhỏ trong việc phòng và chữa bệnh bởi nó có tác dụng kháng khuẩn, kháng độc, kháng viêm, kích thích, hỗ trợ tiêu hóa giúp quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi, tăng cường hệ miễn dịch.
Ngoài ra, một số loại rau thơm còn có công dụng khác như:
– Xạ hương làm hưng phấn hệ thần kinh trung ương, chỉ cần dùng một lượng nhỏ xạ hương sẽ giúp đầu óc tỉnh táo, tập trung hơn.
– Ăn nhiều tía tô giúp cơ thể ngăn ngừa được các chứng cảm cúm, ho, hạn chế dị ứng, chữa đầy hơi, khó tiêu, trào ngược axit, ợ chua….
Bổ sung thực phẩm có hàm lượng vitamin C cao
Vitamin C hỗ trợ sự hình thành kháng thể (tăng sản xuất bạch cầu), tăng cường sức đề kháng toàn diện cho cơ thể. Các trái cây, rau quả có chứa nhiều vitamin C bao gồm: Bưởi, cam, quýt, chanh, ổi, dâu tây, đu đủ, lê, bông cải xanh, rau cải thìa, bắp cải, rau mầm… Do vitamin C không được dự trữ trong cơ thể do vậy việc bổ sung vitamin C đều đặn hàng ngày là vô cùng cần thiết. Qua nghiên cứu người ta đã đưa ra kết luận với rau thì rau ngót có hàm lượng vitamin C cao nhất. Về quả thì là thanh trà!
Có nhiều bạn sẽ thắc mắc, tại sao chanh, cam, khế… ăn có vị chua như thế mà lại ít vitamin C hơn rau ngót? Xin thưa, vị chua của các loại quả như chanh chẳng hạn, nó là vị chua của một loại axít hữu cơ có tên là acid citric. Nên acid này còn có tên khác là acid chanh. Nó chẳng phải là vitamin C và chẳng có tác dụng gì cho cơ thể lắm. Ngoài khả năng kích thích tiết dịch vị, khiến cho ta ăn ngon hơn chút mà thôi.
Sử dụng các loại thực phẩm chứa kẽm
Kẽm trong cơ thể có tác dụng trực tiếp khống chế sự sinh sôi nảy nở của virus cúm. Đồng thời tăng cường khả năng đề kháng cho cơ thể, được coi “ khắc tinh của virus”. Kẽm có nhiều trong thịt nạc, gan lợn, các loại cá, lòng đỏ trứng. Các loại ngũ cốc (hướng dương, hạnh nhân, óc chó, lạc…).
Việc sử dụng các loại thực phẩm kể trên là cần thiết cho một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Tuy nhiên, cần kết hợp với tập luyện thể dục thể thao, uống nhiều nước ấm để có một sức khỏe hoàn hảo. Đặc biệt, khi có các triệu chứng như giống cúm như: ho, hắt hơi, sốt… Bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị.
Nguồn: Medlatec.vn