z-lib z-lib singlelogin official z lib domain
Giảm nguy cơ ung thư bằng cách thay đổi thực đơn ăn uống
Phương Pháp Phòng Bệnh Sức Khỏe

Giảm nguy cơ ung thư bằng cách thay đổi thực đơn ăn uống

8 phút, 0 giây để đọc.

Ung thư là một trong những căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, nó sẽ khiến bạn đối diện với án tử sớm. Do đó, nếu bạn muốn bảo vệ cơ thể, kéo dài tuổi thọ thì bạn nên thay đổi thực đơn ăn uống. Các nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, khi thay đổi thực đơn ăn uống sẽ giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ ung thư. Đồng thời, nó giúp tăng sức đề kháng tự nhiên cho cơ thể. Dưới đây là những cách thay đổi thực đơn ăn uống khoa học giảm nguy cơ ung thư mà bạn nên biết để ứng dụng ngay.

Thay đổi thực đơn ăn uống giúp giảm nguy cơ ung thư

Lựa chọn những thực phẩm lành mạnh sẽ giúp cơ thể bạn khỏe mạnh hơn. Nhưng khi kết hợp với những thói quen ăn uống khoa học thì cơ thể có thể đạt được nhiều lợi ích sức khỏe hơn nữa. Thậm chí phòng ngừa nhiều loại bệnh tật. Dưới đây là một trong những lưu ý trong chế độ ăn giúp phòng chống ung thư hiệu quả.

Uống nước đúng cách

Uống nước đúng cách

Mỗi ngày, cơ thể cần từ 1,5 đến 2 lít nước. Uống nước khoảng 10 phút trước khi ăn cũng giúp bạn giới hạn tốt hơn lượng khẩu phần ăn mỗi bữa. Khi uống nước, bạn nên uống từng ngụm nhỏ. Và không được uống ngay sau bữa ăn trong vòng 20 phút. Đây là cách giúp dạ dày hoạt động tốt hơn. Một số lưu ý khác bạn cũng không nên bỏ qua để đảm bảo thói quen uống nước của mình tốt cho sức khỏe:

  • Mỗi lần chỉ uống lượng nước vừa phải. Không uống quá nhiều nước một lúc. Tốt nhất là bạn nên rót sẵn nước ra cốc, bình nước. Hay bình giữ nhiệt và để gần mình để duy trì thói quen uống nước.
  • Không uống nước đun đi đun lại nhiều lần, không uống nước đun sôi đã để quá 2 ngày.
  • Không uống nước ngay sau khi vận động nặng.
  • Các loại nước như nước ngọt có ga, các loại đồ uống có caffein không thể thay thế nước lọc.
  • Nên uống nước đã qua lọc bằng máy lọc nước để tránh các chất tạp chất, chất độc hại… tồn dư trong nước và gây ảnh hưởng cho sức khỏe.

Lên kế hoạch cho chế độ ăn uống mới

Thay đổi thói quen ăn uống là một điều không dễ dàng, chính vì thế bạn không nên nóng vội. Hãy lên kế hoạc đường dài, thay đổi từng bước một, để cơ thể quen dần với chế độ ăn mới.

Hơn nữa, bạn không bắt buộc phải thay đổi hoàn toàn chế độ ăn mà bạn đã có từ lâu. Bạn chỉ cần điều chỉnh dần dần để cải thiện sức khỏe. Chẳng hạn, thay vì ăn khoai tây, bạn hãy lựa chọn các loại rau thơm ngon khác, thay vì ăn đồ chiên, bạn hãy ăn đồ luộc, hấp, hoặc nếu yêu thích tinh bột, bạn vẫn có thể ăn bánh mì đen – món ăn thơm ngon và không chứa quá nhiều tinh bột.

Tập trung ăn và không làm việc riêng

Tập trung ăn và không làm việc riêng

Bạn nên tập trung vào bữa ăn. Tránh sự tác động của những việc khác gây ảnh hưởng đến bữa ăn. Chẳng hạn như không nên xem tivi, không nên dùng điện thoại,… Bên cạnh đó, bạn cũng không nên nói chuyện quá nhiều khi đang ăn. Nhiều người có sở thích vừa xem phim, điện thoại hay sách vở vừa ăn cơm. Đặc biệt việc vừa ăn cơm vừa xem các bộ phim truyền hình đã dần trở thành thói quen không thể bỏ ở nhiều gia đình Việt Nam.

Và trong cuộc sống hiện đại, việc mỗi người luôn cầm trên tay chiếc điện thoại di động ngay cả khi dùng bữa cũng càng trở nên phổ biến. Những sở thích, thói quen ấy đang ngày một ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể chúng ta. Vì như vậy có thể gây ra rối loạn chức năng thần kinh thực vật và sinh ra bệnh đường ruột. Khi vừa xem gì đó vừa ăn sẽ khiến ta không tập trung được vào việc ăn uống, sẽ nhai cơm hời hợt. Thức ăn không được nhai cẩn thận sẽ không được tiêu hóa hết.

Lên thực đơn cho bữa sáng giàu protein và chất xơ

Việc lựa chọn những thực phẩm phù hợp với từng bữa ăn cùng vô cùng quan trọng. Đặc biệt đối với bữa ăn sáng vì bữa sáng giúp bạn cung cấp năng lượng hoạt động cho cả ngày. Nếu ăn nhiều chất xơ vào buổi sáng, quá trình hấp thụ thực phẩm. Cũng như quá trình tiêu hóa sẽ diễn ra nhịp nhàng hơn và kiểm soát cơn đói tốt hơn. Bên cạnh đó, bữa tối là thời điểm mà bạn không nên ăn quá nhiều. Nhằm để tránh tạo áp lực cho dạ dày và hạn chế việc tích tụ chất béo. Đây chính là lưu ý quan trọng trong chế độ ăn giúp phòng chống ung thư.

Rất nhiều người cho rằng, ăn vặt là thói quen không tốt và cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng cân. Nhưng nếu bạn lựa chọn những thực phẩm lành mạnh thì nó cũng rất tốt đối với sức khỏe. Bạn có thể ăn nhẹ trước hoặc sau khi tập luyện.

Thời gian lý tưởng cho bữa ăn là 20 phút

Ăn nhanh không hề tốt cho dạ dày. Những người ăn nhanh có nguy cơ mắc những bệnh lý về tiêu hóa nhiều hơn những người khác. Mỗi bữa, bạn nên dành 20 phút để tận hưởng các món ăn ngon. Nhai chậm sẽ giúp bạn cảm nhận nhiều hơn về độ thơm ngon của món ăn. Đồng thời làm chậm quá trình hấp thụ. Nó khiến cơ thể thoải mái hơn và thấy nhanh no hơn.

Dừng ăn khi thấy đã đủ

Dù những món ăn có ngon đến đâu, bạn cũng không nên tiếp tục ăn đến mức quá no, khiến bụng ì ạch. Vì đây sẽ là thói quen tai hại khiến cơ thể hấp thụ lượng calo nhiều hơn. Và khiến bạn dễ dàng tăng cân. Nguy cơ này càng cao hơn với những người thường xuyên ăn các thực phẩm giàu chất đạm, chất béo. Và cũng chính là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh tật.

Chọn Protein ít béo và tốt cho cơ thể

Chọn Protein ít béo và tốt cho cơ thể

Protein ít béo rất quan trọng trong chế độ ăn của mỗi chúng ta. Khi cơ thể được cung cấp protein, quá trình trao đổi chất và các hoạt động chức năng khác của cơ thể sẽ diễn ra nhịp nhàng hơn. Bên cạnh đó, đây là cách giúp cơ thể duy trì được cân nặng tốt hơn. Protein ít béo có thể tìm thấy trong những loại thực phẩm. Như các loại thịt gia cầm, thịt bò, thịt lợn, hải sản, trứng, rau đậu, hoặc sản phẩm sữa ít béo,…

Nên thường xuyên tập thể dục 

Vận động vào buổi sáng trước mỗi bữa ăn khoảng 30 phút cũng là cách khiến tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể. Đồng thời nó giúp cơ thể đốt cháy được nhiều năng lượng hơn. Đối với những người thường xuyên phải ngồi làm việc quá nhiều thì việc vận động trước mỗi bữa ăn sáng càng trở nên cần thiết hơn. Đó chính là cách vô cùng hiệu quả để kích thích hệ tiêu hóa. Và giúp bạn có tinh thần tốt hơn để khởi động ngày mới hiệu quả.

Một số lưu ý khác khi lên thực đơn ăn uống

Một số lưu ý khác khi lên thực đơn ăn uống

Bên cạnh những lưu ý kể trên, bạn hãy nhớ:

  • Nên tăng cường bổ sung vào bữa ăn các loại rau và trái cây màu sắc, đậu cùng với các loại ngũ cốc nguyên hạt.
  • Thay vì thịt đỏ hay những đồ ăn chế biến sẵn, hãy lựa chọn cá, thịt gia cầm hay đậu để cung cấp protein chính cho cơ thể.
  • Trong trường hợp ăn thịt đỏ hay các loại thịt đã qua chế biến, hãy ăn với lượng vừa phải, ít hơn bình thường.
  • Hãy tự tay chế biến món ăn và hạn chế đi ăn bên ngoài. Đây là cách giúp bạn tiêu thụ các loại rau, trái cây và những thực phẩm ít calo hơn.
  • Nên sử dụng các loại bát ăn, đĩa ăn có kích thích nhỉ hơn để hạn chế việc ăn quá nhiều.
  • Khi ăn, cần phải chú ý thành phần dinh dưỡng trên bao bì của sản phẩm để kiểm soát lượng calo tiêu thụ của cơ thể.
  • Không nên ăn quá nhiều nước sốt, các loại muối và các chất phụ gia.

Hiện nay, số bệnh nhân ung thư đang có xu hướng tăng nhanh. Vì thế việc ngăn ngừa và phòng chống căn bệnh này lại càng trở nên cần thiết hơn. Hãy xây dựng một chế độ ăn giúp phòng chống ung thư. Và một lối sống khoa học lành mạnh như hạn chế thức khuya và chăm chỉ tập luyện thể thao. Đó là cách tốt nhất để bạn bảo vệ sức khỏe cho chính mình.

Một lưu ý đặc biệt nữa đó là hãy khám sức khỏe định kỳ để biết rõ được tình trạng sức khỏe của mình. Và kịp thời xử trí để hạn chế những rủi ro đáng tiếc.

Nguồn: Medlatec.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *