z-lib z-lib singlelogin official z lib domain
Sản phẩm công nghệ mới bàn tay robot
Công Nghệ Mới Công Nghệ Số

Sản phẩm công nghệ mới bàn tay robot

4 phút, 12 giây để đọc.

Tay robot có trọng lượng dưới 1 kg, có thể dễ dàng gắn vào cánh tay robot, được trang bị nhiều cảm biến lực. Viện Vật liệu Cơ khí Hàn Quốc (KIMM) đã phát triển một tay máy có thể tương tác linh hoạt với nhiều đồ vật và dụng cụ khác nhau trong cuộc sống hàng ngày, chẳng hạn như cầm trứng hoặc dùng kéo để cắt giấy. Tay của KIMM có thể dễ dàng lắp vào nhiều cánh tay robot khác. Tương đối với trọng lượng của chính nó, nó có tay cầm mạnh nhất trên thế giới. Máy thao tác dự kiến ​​sẽ được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy công nghiệp và đời sống hàng ngày.

Hãy cùng chúng tôi cuocsongth.com để cập nhật những tin tức mới nhất về công nghệ nhé !

Bàn tay robot vận động linh hoạt

tay robot

Tiến sĩ Hyunmin Do, nhà nghiên cứu chính của Khoa Robot; và Cơ điện tử thuộc Bộ phận Nghiên cứu Hệ thống Sản xuất Tiên tiến của KIMM cho biết. Bàn tay robot có khả năng xử lý các đồ vật giống như bàn tay của con người. Bằng cách bắt chước cấu trúc và chuyển động của một ngón tay người. Nó bao gồm bốn ngón tay và 16 khớp. Tổng cộng có 12 động cơ được sử dụng để di chuyển từng ngón tay và khớp độc lập.

Nhóm nghiên cứu đã phát triển một cơ chế độc đáo. Để hỗ trợ chuyển động trong không gian nhỏ với mức độ tự do cao. Họ đã thành công trong việc module hóa các bộ phận chịu trách nhiệm cho chuyển động của ngón tay. Bằng cách nhúng nó vào trong lòng bàn tay. Bàn tay robot có trọng lượng nhẹ hơn 1 kg nhưng tải trọng được hơn 3 kg.

Bàn tay robot của KIMM có bốn ngón tay và 16 khớp

Các nhà khoa học đã phát triển hai loại cảm biến lực phát hiện sự tiếp xúc với các đồ vật. Và gắn chúng vào đầu ngón tay và lòng bàn tay. Các cảm biến trên đầu ngón tay là cảm biến lực mô-men xoắn đa trục; với đường kính 15 mm và trọng lượng dưới 5g. Chúng có thể đo cường độ và hướng của lực được phát hiện ở đầu ngón tay; khi bàn tay robot tiếp xúc với một đồ vật giúp kiểm soát lực nắm và bám.

Các cảm biến xúc giác giống lớp da là kết quả của hợp tác nghiên cứu với Đại học Quốc gia Seoul được gắn vào ngón tay và lòng bàn tay. Những cảm biến này đo sự phân bố lực tại khu vực tiếp xúc khi tay robot chạm vào một đồ vật.

Robot hiện nay rất phổ biến

Ngày nay, robot có thể thực hiện các nhiệm vụ ngoài vũ trụ. Giải một khối rubik dễ dàng hay phân loại đồ vật trong một dây chuyển sản xuất. Nhưng phần lớn chúng không thể thực hiện những động tác linh hoạt như cầm một cái bút chì…

Các nhà khoa học thuộc Đại Học Washington đã chế tạo được bàn tay robot rất linh hoạt. Có thể thực hiện những thao tác cực khó mà chưa bàn tay robot nào làm được và đặc biệt hơn. Nó có khả năng học hỏi từ chính những kinh nghiệm của mình mà không cần có con người chỉ dẫn.

Chế tạo này sẽ được họ giới thiệu tại Hội Nghị Quốc Tế về Robot và Tự Động Hóa tại Stockholm vào 17/5 tới.

Sản phẩm công nghệ mới bàn tay robot

“Thao tác tay là một trong những vấn đề khó nhất mà những nhà nghiên cứu chế tạo robot phải giải quyết”. Vikash Kumar, chỉ đạo nhóm nghiên cứu tại Đại Học Washington nói. “Rất nhiều robot thời nay có thể dùng tay làm việc Nhưng bàn tay lại chỉ được thiết kế đơn giản như một giác hút hoặc là một hệ thống kìm kẹp”.

Bàn tay robot được phát triển để xử lý các đồ vật khác nhau

Đội nghiên cứu đã phát triển một hệ thống giả lập chính xác để máy tính có thể phân tích chuyển động thời gian thực. Họ thử những động tác phức tạp trong môi trường giả lập; như gõ chữ trên bàn phím hay thả và bắt một vật thể đang rơi. Và trong buổi thử nghiệm mới nhất; họ đã cho mẫu tay robot thử nghiệm xoay một vật dài trong lòng bàn tay.

Tiến sĩ Hyunmin Do cho biết: “Bàn tay robot được phát triển để xử lý các đồ vật khác nhau; bao gồm các công cụ sử dụng trong cuộc sống hàng ngày; bằng cách bắt chước chuyển động linh hoạt của bàn tay con người. Đây là nền tảng để tiếp tục nghiên cứu phát triển thuật toán nắm và bắt, trí thông minh trong thao tác cho cánh tay robot trong tương lai”.

Nguồn: vnexpress.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *