Cá chứa nhiều giá trị dinh dưỡng, cung cấp protein, omega-3, vitamin và khoáng chất, tốt cho tim mạch, thị lực, tiêu hóa… Đây là món ăn quen thuộc với hầu hết các gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, cá sống trong môi trường nước và là loài động vật ăn tạp nên cá dễ bị nhiễm độc tố, ký sinh trùng; gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta một phần. Những độc tố, ký sinh trùng thường có ở nhiều ở các bộ phận nào của cá? Hãy theo dõi bài viết sau của CuocsongTH để biết thêm thông tin nhé!
Mục lục
Nguồn dinh dưỡng cá cung cấp
Trước khi tìm hiểu các bộ phận không nên ăn ở cá thì ta nên biết về nguồn dinh dưỡng mà cá cung cấp. Trong cá có rất nhiều loại protein an toàn và tốt cho cơ thể. Cá cung cấp đủ acid amin, muối khoáng và các nhóm vi lượng cần thiết. Ăn cá thường xuyên, cơ thể có thể hấp thu một lượng Vitamin A và D bổ sung, tăng thêm omega 3 và 6 cho cơ thể. Số lượng protein ổn định trong cá cũng giúp cơ thể hấp thu thường xuyên mà không lo tăng cân, béo phì bởi lượng mỡ, đạm không quá nhiều.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng. Trong cá có nguồn đạm quý với đủ các loại acid amin cần nhiết. Cụ thể như lysin, methionin, systin, tryptophan… Chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng mà hầu hết mọi người chưa bổ sung đủ. Số này bao gồm protein chất lượng cao, i-ốt và nhiều loại vitamin, khoáng chất khác.
Hơn nữa, các chất đạm từ cá tươi lại cao hơn thịt, đồng thời dễ tiêu hóa và hấp thu hơn so với đạm từ thịt động vật. Thành phần axit béo omega 3 được cho là nguồn dinh dưỡng tốt nhất có trong cá. Đây là tiền chất của DHA, có tác dụng thúc đẩy tế vào cơ thể người hoạt động tốt hơn, thúc đấy sự phát triển của não và hệ thần kinh. Trong số đó có vitamin D tan trong chất béo, một chất dinh dưỡng mà hầu hết mọi người thiếu. Nó hoạt động giống như hoóc-môn steroid trong cơ thể.
Các bộ phận nào của cá không nên ăn?
Não là bộ phận chứa nhiều thủy ngân
Theo bác sĩ Khuê Tường, não cá là nơi chứa nhiều chất béo có lợi cho cơ thể. Tuy nhiên không nên ăn não cá do đây là bộ phận chứa nhiều kim loại từ môi trường, nhất là với cá lớn sống lâu năm tích tụ nhiều thủy ngân, dễ gây ngộ độc.
Ruột cá có rất nhiều vi khuẩn
Cá sống dưới nước nên dễ bị nhiễm các loại độc tố và vi sinh vật sống dưới nước hoặc ký sinh trùng như trứng sán, trứng giun và giun xoắn. “Không nên ăn ruột cá vì chứa rất nhiều ký sinh trùng, nếu sơ suất trong quá trình làm sạch hoặc chế biến dễ gây ngộ độc”, bác sĩ Tường cho biết.
Bộ phận của cá nên vứt bỏ là mật cá
Mật cá chứa nhiều tetrodotoxin, một chất độc thần kinh mạnh nguy hiểm cho con người. Vì vậy, khi chế biến cá các bạn nên tránh để mật cá bị vỡ, dính vào phần thịt.
Nhiều người cho rằng nuốt mật cá có thể chữa bệnh đau lưng, mỏi gối, các bệnh đường tiêu hóa… Hiện chưa có tài liệu khoa học nào khẳng định việc nuốt mật cá có tác dụng chữa bệnh. Nhưng đã có nhiều ca cấp cứu ngộ độc do nuốt mật cá. Mật cá chứa nhiều tetrodotoxin có thể gây ức chế thần kinh dẫn đến tử vong. Do đó khi chế biến cá cũng tránh để mật cá bị vỡ, dính vào phần thịt.
Lớp màng đen bụng cá cũng không nên ăn
Đây là lớp màng bào vệ nội tạng cá, thành phần của lớp màng đen này là chất béo, lysozyme và các vi khuẩn độc hại. Khi sơ chế, nếu bạn không làm sạch phần này sẽ cảm thấy mùi tanh khi ăn. Do đó, không nên ăn lớp màng đen này vì không có nhiều giá trị dinh dưỡng và có thể gây hại cho sức khỏe.
Nguồn: vnexpress.net